-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
![]() |
Công nhân trong một nhà máy của Foxconn. Ảnh: Reuters |
Thứ Năm tuần này, đại gia điện tử Nhật Bản đã chấp thuận gói giải cứu trị giá 700 tỷ yen (6,2 tỷ USD) từ Foxconn Technology Group (Đài Loan,Trung Quốc). Với Sharp, việc này sẽ giúp họ vừa thoát khỏi các gánh nặng tài chính, vừa giữ lại được toàn bộ mảng kinh doanh hiện tại.
Còn với Foxconn, theo WSJ, dưới đây là năm lý do khiến họ muốn mua bằng được Sharp.
1. iPhone
Foxconn là hãng lắp ráp chính cho iPhone của Apple, đồng thời cung cấp một số linh kiện, như vỏ kim loại. Tuy nhiên, hãng này cũng đang tìm cách cung cấp màn hình iPhone. Đây là linh kiện có giá thành cao nhất trong điện thoại này, với lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với lắp ráp đơn thuần. Mà Sharp lại là một trong những hãng cung cấp màn hình iPhone cho Apple.
2. Sự đa dạng hóa
Foxconn đang tìm cách đa dạng hóa việc kinh doanh, từ một công ty chuyên sản xuất theo hợp đồng với lợi nhuận thấp thành nhà sản xuất các linh kiện cao cấp. Công nghệ hiển thị của Sharp có thể giúp Foxconn dấn sâu hơn vào ngành màn hình, đồng thời giảm dần lệ thuộc vào sản xuất theo hợp đồng.
3. Thương hiệu
Dù không sản xuất sản phẩm mang tên mình, Foxconn vẫn luôn tìm kiếm các phương pháp thay thế khác nhằm đẩy mạnh thương hiệu. Sharp là một công ty nổi tiếng toàn cầu và có thể mang lại giá trị lớn nếu Foxconn giúp được hãng này thoát lỗ.
4. Cạnh tranh với Samsung
Foxconn muốn tham gia sản xuất màn hình thế hệ mới mà Apple kỳ vọng sử dụng trên các thế hệ iPhone tiếp theo. Samsung hiện là nhà cung cấp chính sản phẩm màn hình diode phát quang hữu cơ, với thiết kế mỏng hơn và độ sáng cao hơn. Tuy nhiên, sau khi mua lại Sharp, Foxconn có thể đầu tư vào công nghệ tương lai và trở thành nhà cung ứng chính.
5. Ông chủ Foxconn đã kiếm được lời từ Sharp
Năm 2012, Chủ tịch Foxconn - Terry Gou bỏ tiền túi để đầu tư vào một trong những cơ sở sản xuất của Sharp ở Nhật Bản. Nhà máy này đã bắt đầu sinh lời và Foxconn vì thế trông đợi một sự hợp tác chặt chẽ hơn.

-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort