
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Nhà sản xuất hóa chất Hàn Quốc Hyosung đang muốn khẳng định tên tuổi của mình ở Nhật Bản và xa hơn nữa là trên thế giới.
Công ty có một tổ hợp trị giá 1,2 tỷ USD có khả năng sản xuất ra 600.000 tấn polypropylene hàng năm ở Việt Nam. Nhà máy sẽ sản xuất tất cả các sản phẩm trong chuỗi bao gồm sử dụng khí propan để làm propylen và sau đó sử dụng để biến ra polypropylene (PP).
Tọa lạc tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà máy ở nước ngoài đầu tiên của Hyosung dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2019. Cùng với một nhà máy hiện có ở Ulsan, Hàn Quốc, tổng công suất hàng năm của công ty sẽ lên tới 1,3 triệu tấn.
Điều đó sẽ biến Hyosung thành nhà sản xuất polypropylene lớn nhất của Hàn Quốc, vượt qua các đối thủ trong nước như Lotte, với công suất ước tính là 1,1 triệu tấn.
Hyosung mong muốn đạt mức doanh thu khoảng 2 nghìn tỉ won (1,83 tỷ USD) vào năm 2020 từ kinh doanh polypropylene, tăng từ mức 1 nghìn tỉ won vào năm 2016. Theo đó, gã khổng lồ này đang định vị nhà máy của Việt Nam như một cửa ngõ để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Xâm nhập thị trường
Khoảng 100.000 tấn polypropylene sản xuất tại Việt Nam sẽ được vận chuyển sang Nhật Bản. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang ngày càng chuộng sử dụng nhựa plastic cho các bộ phận của xe hơi để cải thiện hiệu suất nhiên liệu.
Khoảng 3 thập kỉ trước, Hyosung đã thành lập Hyosung Nhật Bản, nhưng doanh số bán polypropylene hàng năm của Công ty chỉ dừng ở mức khoảng 10.000 tấn.
"Xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Nhật Bản mang đến mức thuế suất 6,5%", Nikkei dẫn một nguồn tin thân cận với tập đoàn Hàn Quốc cho hay.
Tuy nhiên, Việt Nam và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận hợp tác kinh tế, và các thỏa thuận khác, loại bỏ các rào cản thuế quan giữa hai nước. Bằng cách thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam, Hyosung hy vọng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí và tăng doanh thu.
Nhật Bản cũng sẽ được xem như là cơ hội để chứng minh cho thế giới thấy chất lượng của các sản phẩm của Hyosung", nguồn tin này nói. Con số 100.000 tấn polypropylene dự kiến xuất sang Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 4% thị trường tại xứ sở mặt trời mọc, nhưng một kết quả tích cực ở Nhật Bản sẽ là một cú hích cho tham vọng toàn cầu của Công ty Hàn Quốc.
Thời điểm chín muồi để cạnh tranh
Năm ngoái, Nhật Bản đã sản xuất ra 2,47 triệu tấn polypropylene, mức giảm 20% trong một thập kỷ, theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp Hoá dầu Nhật Bản. Các ngành sản xuất tại Nhật sử dụng đến 90% con số trên , nhưng chúng chủ yếu dùng để đóng gói thực phẩm và làm khay nhựa.
Ngoài ra, Chi nhánh sản xuất PP của Mitsubishi Chemical Holdings đã phải ngưng sản xuất một phần tại một nhà máy ở tỉnh Ibaraki do các vấn đề kỹ thuật vào tháng 9. Các nhà sản xuất thành phần của ô tô và các khách hàng khác đang gặp khó trong việc tìm mua vật liệu polymer ở nơi khác. Các công ty Nhật được cho là đang xem xét nguồn cung từ nước ngoài do triển vọng nguồn cung không mấy sáng sửa.
Một công xưởng toàn diện của thương mại toàn cầu
Việt Nam đang nhanh chóng trở thành điểm đến phổ biến cho đầu tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia, nhờ lợi thế nhân công rẻ và vị trí tối ưu cho chuỗi cung ứng của Trung Quốc và Thái Lan.
Tập đoàn Siam Cement (chuyên về xi măng) của Thái Lan đã nâng cổ phần tại trong khu liên hợp hóa dầu Long Sơn chuẩn bị được xây dựng tại miền Nam Việt Nam. Trong số các công ty Nhật Bản, Tập đoàn Sekisui Chemical đã mua 15% cổ phần trong Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. Idemitsu Kosan sẽ khởi công một nhà máy lọc dầu tại tỉnh Thanh Hoá vào năm 2018.
Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016. Samsung Electronics điều hành hai nhà máy ở Việt Nam, vốn chịu trách nhiệm 30% trong việc sản xuất điện thoại thông minh trên toàn cầu của gã khổng lồ Hàn Quốc. Samsung cũng có kế hoạch tăng sản xuất tivi, tủ lạnh và đồ gia dụng khác tại Việt Nam. Tập đoàn LG và các tập đoàn khác của Hàn Quốc cũng đang tích cực đầu tư vào Việt Nam.
Xuất khẩu linh kiện điện tử đã tăng gấp 4 lần lên 18,9 tỷ USD vào năm 2016, và hàng dệt may tăng 70% trong cùng năm. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ đáp ứng những mong đợi đó. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN có hiệu lực vào tháng 1.2017, những thuế quan trong khu vực sẽ bị loại bỏ.

-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn