Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Việt Nam đứng trước cơ hội vàng trở thành "đại công xưởng" của thế giới
Thùy Liên - 24/10/2015 12:16
 
Cùng với làn sóng nhà đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc, Việt Nam có khả năng là điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia và có cơ hội trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới. Tuy nhiên, khi lợi thế cạnh tranh về nhân công còn rất ít, Việt Nam sẽ phải làm rất nhiều điều để biến cơ hội vàng này thành sự thật, để trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cơ hội vàng đã mở

Sáng nay (24/10), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức Hội thảo "Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015”. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nhiều tổ chức và chuyên gia quốc tế đồng loạt nhận định, Việt Nam có thể là trở thành một "đại công xưởng" mới của thế giới trong tương lai, khi mà dòng vốn FDI đang dần rời bỏ "đại công xưởng" Trung Quốc.

Tuy nhiên, mức độ dịch chuyển này như thế nào và làm sao để đón nhận là câu hỏi được nhiều đại biểu quan tâm. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam băn khoăn: “Lời nhận xét của một số tổ chức về việc Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới gợi ý cho chúng tôi cần phải làm rõ thêm chúng ta có tiền đề gì, để hướng đến xu thế phát triển này. Chúng tôi cũng phải nhận định nhu cầu chuyển dịch trung tâm chế tạo thế giới như thế nào, Việt Nam có điều kiện chuyển dịch ra sao. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là cần đặt câu hỏi vì sao các nhà đầu tư có thể chuyển dịch từ nước này sang nước khác. Vấn đề thứ hai cần đặt ra là người ta đi đâu, vì sao họ đến các nước đó? Nếu việc chuyển dịch có tính tất yếu 20-30 năm, Việt Nam muốn tham gia thì có điều kiện gì, gặp khó khăn gì?”.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, công nghiệp chế biến chế tạo thu hút được sự quan tâm từ doanh nghiệp, đặc biệt khối FDI. Tỷ trọng ngành này tại Việt Nam tăng dần theo từng năm. Năm 2011 chiếm 50%, 2012 chiếm 70%, 2013 chiếm 76,6%, đến 2014 là 72%. 80/101 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này. 

Theo nhận định của  bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới. Tỷ trọng vốn FDI đổ vào lĩnh vực chế biến, chế tạo của Việt Nam trong 10 năm qua tăng nhanh. Tuy tỷ trọng này còn nhỏ hơn nhiều quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia song cơ hội với Việt Nam còn rất rộng mở.

“Việt Nam sẽ tiếp tục có lợi thế để phát triển nhờ vị trí gần chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, lực lượng lao động dồi dào, lương và chi phí thấp. Việt Nam cũng  đang cởi mở thương mại, hội nhập, ký nhiều FTA...  và là quốc giá có tiềm năng thị trường lớn, tầng lớp trung lưu đang tăng lên”, bà Victoria Kwakwa phát biểu.

Theo ý kiến của các chuyên gia, Việt Nam đang hội đủ ba yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới trong vòng 20 năm tới. Thiên thời là làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Địa lợi là làn sóng đầu tư của nước ngoài đang chọn Việt Nam như là vùng trũng để thực hiện đầu tư (ngay từ khi đầu tư vào Trung Quốc, nhiều tập đoàn đã coi Vệt Nam là địa chỉ dự phòng khi chuyển hướng chiến lược). Nhân hòa là chủ trương của Đảng và Chính phủ luôn khẳng định vai trò của Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư.

Bên cạnh đó, lợi thế lao động rẻ và dồi dào, việc đã và sắp tham gia hàng loạt hiệp định thương mại song phương và đa phương... càng khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn.

Tập trung cải tổ môi trường kinh doanh và nguồn nhân lực

Theo Thứ trưởng Đặng Huy đông, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi là yếu tố quan trọng nhất để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam muốn trở thành trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới. "Làn sóng đầu tư đang chạy từ phương bắc xuống phương nam là cơ hội cho nước ta, nhưng chỉ nếu gặp thuận lợi thì làn sóng đó mới dừng lại, còn nếu gặp ghềnh thác, họ sẽ bật ra, nhà đầu tư luôn có nhiều lựa chọn", Thứ trưởng nói.

Cũng theo Thứ trưởng Đông, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực về FDI. Vì vậy, chính sách vĩ mô chỉ là một phần, sự đồng thuận của các bộ, ngành và các địa phương trong tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đóng vai trò rất lớn. Địa phương nào càng quan tâm, lo lắng cho nhà đầu tư thì sẽ càng thu hút được nhiều vốn FDI.

Liên quan đến việc cơ hội biến Việt Nam thành trung tâm chế biến, chế tạo thế giới, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam hiện đã thuộc nhóm nước thu nhập trung bình, song điều này cũng có nghĩa Việt Nam đứng trước những thách thức mới và phải lựa chọn các hướng đi chiến lược để vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Và một trong những hướng đi là biến Việt Nam thành trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới, đây cũng là hướng đi mà Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ đã áp dụng thành công.

Thuận lợi của Việt Nam trong việc trở thành trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới là mô hình KCN, KKT đã có từ lâu, hạ tầng cơ bản đã được đầu tư, có nhiều chính sách ưu đãi đối với loại hình kinh tế này.Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN, KKT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất lớn. Ngoài ra, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, nhân lực tay nghề cao còn thiếu... là những trở lực Việt Nam cần vượt qua nếu muốn trở thành đại công xưởng của thế giới.

Ngân hàng đã sẵn sàng tài trợ cho "đại công xưởng"

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, tài chính ngân hàng là một trong những trụ cột cho một quốc gia trong quá trình trở thành trung tâm chế biến chế tạo của thế giới. Tại Việt Nam, trong điều kiện thị trường vốn chưa phát triển, hệ thống ngân hàng đóng vai trò nền tảng để hỗ trợ vốn cho Việt Nam thực hiện mục tiêu đó.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ ổn định đã góp phầnổn định và páht triển kinh tế, niềm tin của nhà đaùa tư nước ngoài được nâng cao.

Thứ hai, hệ thống thanh toán hiện nay đã đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh tóan nhanh, an toàn của nền kinh tế.

Thứ ba, nhân hàng đảm nhận vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Thứ tư, vốn ngân hàng chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên.

Thứ năm, hệ thống mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu gia tăng nhanh của nền kinh tế.

Thứ sáu, chú trọng phát triển hoạt động hợp tác quốc tế ngành ngân hàng, thu hút ngày càng nhiều vốn FDI vào Việt Nam.

Phó Thống đốc cũng cam kết, ngành ngân hàng tiếp tục ổn định chính sách tiền tệ, giữ giá trị tiền đồng, thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, hoàn thiện chính sách ngoại hối, ưu tiên mở rộgnt índ ụng gnành chế tạo, chế biến gắn với chất lượng... 

"Ngành ngân hàng sẽ là bà đỡ để Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới", Phó Thống đốc cam kết.

Việt Nam thành công xưởng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới?
2014 là năm “được mùa” của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Việt Nam, khi hàng loạt đại gia ICT thế giới gia tăng đầu tư vào thị...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư