-
Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu -
Công nhận 8 xã vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến quy định về Quỹ Hỗ trợ đầu tư -
Hà Nội hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội -
Đà Nẵng xác định 2025 là năm tinh gọn bộ máy, triển khai hiệu quả chính sách đặc thù -
Quảng Ngãi đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024
Trong Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận tại tỉnh Bình Dương dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12/2023 sẽ diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận với một số nhà đầu tư tỉnh Bình Dương. Trong ảnh: Khu công nghiệp Du Long. Nguồn: Hoàng Thành. |
UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức song năm 2023, địa phương nằm trong tốp 10 cả nước về tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Theo đó, tăng trưởng GRDP của tỉnh Ninh Thuận tăng 9,4%, xếp thứ 9/63 tỉnh thành cả nước và đứng thứ 2/14 các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, dự kiến đến cuối năm 2023, tỉnh có 14/18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 4/18 chỉ tiêu còn khó khăn; trong đó, về kinh tế dự kiến 6/9 chỉ tiêu đạt kế hoạch, về xã hội dự kiến có 5/6 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, về môi trường dự kiến có 3/3 chỉ tiêu đạt kế hoạch.
Bốn chỉ tiêu còn khó khăn bao gồm tốc độ tăng trưởng GRDP 9,4% (kế hoạch tăng 10 - 11%); tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GRDP 9,56% (kế hoạch 12%); cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản 28,5% (kế hoạch 28 - 29%), công nghiệp - xây dựng 39,8% (kế hoạch 39 - 40%), dịch vụ 31,7% (kế hoạch 32 - 33%); tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 68,1% (kế hoạch 70 - 71%).
Theo đánh giá của UBND tỉnh Ninh Thuận, các lĩnh vực xây dựng, thương mại, du lịch, năng lượng, công nghiệp tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khá; một số sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo đang phục hồi, năng lực sản xuất mới phát huy hiệu quả.
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh được đẩy mạnh; quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường được tăng cường; giá đất, điều chỉnh giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án được tập trung tháo gỡ; các dự án trọng điểm, động lực được tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ; môi trường đầu tư được cải thiện rõ nét; cải cách hành chính hiệu quả hơn; chuyển đổi số đạt kết quả tích cực…
Số liệu thống kê 11 tháng năm 2023 từ Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận cho thấy, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành ước tính tăng 12,44% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chủ lực sản xuất và phân phối điện tăng 14,35%. Đây là động lực tăng trưởng toàn ngành.
Thu ngân sách Nhà nước đạt 3.353,8 tỷ đồng, bằng 91,7% dự toán năm. Trong đó, thu nội địa (không kể thu dầu thô) đạt 3.315 tỷ đồng, bằng 94,5% dự toán năm, dự kiến trong tháng 12 sẽ đạt dự toán.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 26.369,1 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 5.412,7 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 14 tỷ đồng, tăng 114,3%...
Tại phiên họp trực tuyến kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành, phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thông tin, nhiệm vụ năm 2024 đề ra của tỉnh là phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt là 11 - 12 %; ngành nông lâm nghiệp và thủy sản phấn đấu giá trị gia tăng đạt 4 - 5%; ngành công nghiệp - xây dựng phấn đấu giá trị gia tăng toàn ngành đạt 19 - 20% (công nghiệp 17 - 18%, xây dựng 23 - 24%); dịch vụ phấn đấu giá trị gia tăng toàn ngành đạt 9 - 10%, du lịch đạt 3,2 triệu lượt khách.
Để đạt mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các sở, ngành, địa phương tạo đột phá trong phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng và bất động sản; triển khai có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050…
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận lưu ý, trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành cần linh hoạt, chủ động, chọn việc trọng tâm, trọng điểm, đột phá; quan tâm đến công tác giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công…
-
Đà Nẵng xác định 2025 là năm tinh gọn bộ máy, triển khai hiệu quả chính sách đặc thù -
Quảng Ngãi đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024 -
Quảng Trị có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Cần Thơ có tân Phó chủ tịch UBND Thành phố -
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% sau 11 tháng năm 2024 -
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Có đồng chí phải rời vị trí cũng là điều ý nghĩa -
Chủ động phòng, chống, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/12 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
3 Ba điểm tích cực của kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ -
4 Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Rõ thêm lộ trình tái sinh -
5 1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 1: Cấp chồng dự án, doanh nghiệp lâm cảnh khốn cùng
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- MIA Invest và BHS Group chính thức hợp tác phát triển dự án MIA Center Point Đà Nẵng