
-
Hyundai Thành Công tổ chức chăm sóc xe lưu động miễn phí
-
Trải nghiệm loạt 8 bài thử đặc biệt tại sự kiện “Thử & Tin - Chinh phục VF 8”
-
Giá bán chỉ 285 triệu đồng, xe chở hàng VinFast EC Van khiến thị trường “dậy sóng”
-
Nissan đóng cửa 7 nhà máy, cắt giảm 20.000 nhân sự -
Nissan hủy dự án nhà máy pin xe điện tại Nhật Bản sau 3 tháng công bố
![]() |
Toyota được cho là đã tiếp cận Nissan sau khi đàm phán với Honda đổ vỡ. Ảnh: Nissan |
Thông tin từ báo Mainichi Shimbun (Nhật Bản) cho biết, một lãnh đạo cấp cao của Toyota gần đây đã tiếp xúc với Nissan nhằm thảo luận về một số hình thức hợp tác sau khi đàm phán sáp nhập giữa Nissan và Honda chính thức đổ vỡ.
Trước đó, ngày 23/12/2024, Nissan và Honda đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) để xem xét khả năng sáp nhập. Tuy nhiên, đến ngày 13/2/2025, hai hãng xe Nhật Bản ra tuyên bố chấm dứt đàm phán, với lý do chính là Nissan không đồng ý trở thành công ty con của Honda.
Toyota hiện chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin tiếp cận Nissan, chỉ cho biết đang xem xét báo cáo. Về phía Nissan, hãng từ chối bình luận.
Hiện Toyota đang là hãng ô tô lớn nhất thế giới về doanh số trong 5 năm liên tiếp. Hãng này cũng đang nắm cổ phần tại nhiều nhà sản xuất ôtô trong nước như Subaru (20%), Mazda (5,1%), Suzuki (4,9%) và Isuzu (5,9%). Nếu tiến tới hợp tác hoặc mua cổ phần Nissan, Toyota sẽ mở rộng hơn nữa ảnh hưởng trong ngành ôtô Nhật Bản - nhưng cũng khiến cấu trúc sở hữu chéo trở nên phức tạp hơn.
Chủ tịch Toyota - ông Akio Toyoda - từng bày tỏ sự hoài nghi về một "siêu liên minh" giữa các hãng xe lớn, do lo ngại vi phạm luật chống độc quyền. Tuy nhiên, sau khi thương vụ giữa Nissan và Honda thất bại, quan điểm này có thể đã thay đổi.
Việc đàm phán với Honda thất bại càng cho thấy tình cảnh khó khăn của Nissan - hãng xe đang vật lộn với lợi nhuận sụt giảm và định hướng sản phẩm không rõ ràng.
Từ đầu năm 2025, Nissan đã công bố một loạt sản phẩm mới trên toàn cầu và tận dụng mối quan hệ với các đối tác hiện tại như Renault và Mitsubishi để rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm thông qua phương pháp đổi tên xe (badge engineering). Hãng cũng tăng cường hợp tác với Dongfeng (Trung Quốc) với các mẫu xe như sedan điện N7 và bán tải hybrid Frontier Pro.
Song song, kế hoạch cải tổ mang tên "Re:Nissan" cũng được khởi động, bao gồm cắt giảm 20.000 nhân sự, đóng cửa 7 nhà máy, cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), tinh giản 70% phụ tùng và loại bỏ 6 nền tảng khung gầm.
Giám đốc điều hành mới của Nissan - ông Ivan Espinosa - cho biết ưu tiên hiện nay là ổn định nội bộ, song công ty vẫn sẵn sàng cho các mối quan hệ hợp tác mới.
Khủng hoảng hiện tại của Nissan được cho là bắt nguồn từ năm 2015, khi cựu CEO Carlos Ghosn đặt mục tiêu bán 8 triệu xe mỗi năm. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã đầu tư mạnh vào sản xuất và nhân lực. Tuy nhiên, trong năm tài chính 2024 (kết thúc ngày 31/3/2025), doanh số thực tế chỉ đạt 3,3 triệu xe - chưa bằng một nửa kỳ vọng ban đầu.
Giới phân tích cho rằng, dù Toyota và Nissan chưa xác nhận bất kỳ thương vụ nào, nhưng chỉ riêng khả năng hai hãng bắt tay cũng đã có thể tái định hình cục diện ngành ôtô Nhật Bản - vốn đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và xu hướng chuyển dịch sang xe điện.
Nếu kịch bản Toyota bắt tay Nissan trở thành hiện thực, đây sẽ là bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp ôtô xứ hoa anh đào.

-
Nissan lọt tầm ngắm của Toyota? -
Toyota chính thức đổi tên mẫu xe điện chiến lược -
Nissan đóng cửa 7 nhà máy, cắt giảm 20.000 nhân sự -
THACO AUTO xuất khẩu xe bus thương hiệu Mercedes-Benz sang Thái Lan -
Nissan hủy dự án nhà máy pin xe điện tại Nhật Bản sau 3 tháng công bố -
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu -
Lynk & Co đặt showroom thứ 15 tại Vũng Tàu
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao