
-
Skoda Kushaq lắp ráp tại Việt Nam có giá từ 599 triệu đồng
-
V-Green và VietinBank ký kết hợp tác, đồng hành phát triển hạ tầng trạm sạc ô tô điện VinFast
-
Cảnh báo thủ đoạn giả danh Cục Đăng kiểm Việt Nam
-
Người dùng VinFast thích “mua đứt” xe kèm pin vì chính sách giá cực tốt
-
Honda bắt tay VietnamPost trên đường đua giao hàng xanh -
Yamaha Việt Nam trình làng mẫu xe NVX 2025 mang động cơ 155 cc
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh công ty gặp nhiều khó khăn tài chính và phải cắt giảm đầu tư.
![]() |
Ảnh: Shutterstock |
Nissan dự kiến chi 153,3 tỷ yen (1,06 tỷ USD) cho nhà máy sản xuất pin LFP, với sự hỗ trợ tài chính từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) lên tới 55,7 tỷ yen. Tuy nhiên, thu nhập sụt giảm khiến công ty phải “xem xét lại số tiền đầu tư”.
Pin xe điện chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất. Nissan kỳ vọng pin LFP, vốn rẻ hơn khoảng 30% so với loại pin tiêu chuẩn, sẽ giúp hạ giá thành xe và tăng tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc sản xuất pin đòi hỏi vốn lớn trong khi nhiều đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc, đã đi trước. BYD - nhà sản xuất EV hàng đầu Trung Quốc - đã nội địa hóa chuỗi cung ứng và mở rộng ra châu Âu. BYD cũng dự kiến gia nhập thị trường xe kei-car Nhật Bản vào năm 2026.
Quyết định của Nissan được đưa ra trong bối cảnh METI đặt mục tiêu nâng công suất sản xuất pin nội địa lên 150 GWh vào năm 2030. Dự án của Nissan được xem là một phần quan trọng để đạt mục tiêu này.
Hiện tại, tổng công suất từ các dự án đang triển khai mới đạt khoảng 120 GWh. Việc Nissan rút lui và Toyota tạm hoãn kế hoạch nhà máy pin khiến mục tiêu của Nhật Bản có nguy cơ không đạt.
Nissan đang đẩy mạnh tái cấu trúc. Hãng có kế hoạch triển khai chương trình nghỉ hưu sớm tại Nhật Bản từ năm tài chính 2025, nhằm cắt giảm hàng trăm việc làm hành chính - động thái chưa từng có trong 18 năm.
Trước đó, hãng đã công bố giảm 9.000 nhân viên toàn cầu và đóng cửa các nhà máy tại Ấn Độ và Argentina nhằm tiết kiệm chi phí.
Nissan dự kiến lỗ ròng 750 tỷ yen (5,17 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc tháng 3/2025, trái ngược với mức lãi 426,6 tỷ yen năm trước. Ngoài ra, hãng còn đối mặt với áp lực tài chính do phải mua lại 580 tỷ yen trái phiếu doanh nghiệp vào năm 2026.
Trước bối cảnh này, Nissan đã thay đổi lãnh đạo vào tháng 4, bổ nhiệm ông Ivan Espinosa làm CEO, với mục tiêu rà soát lại toàn bộ chiến lược đầu tư.
Dù từng dẫn đầu với các mẫu EV như Mitsubishi i-MiEV (2009) và Nissan Leaf (2010), các hãng xe Nhật đang tụt lại phía sau trong cuộc đua pin EV toàn cầu.
Theo SNE Research (Hàn Quốc), 6 trong 10 nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới năm 2024 là của Trung Quốc. CATL đứng đầu với 37,9% thị phần. Panasonic là hãng Nhật duy nhất lọt vào top 10, xếp thứ 6.
Trung Quốc cũng chiếm ưu thế trong lĩnh vực vật liệu pin, kiểm soát hơn 85% thị phần cathode, anode, chất điện phân và chất tách – những mảng từng là thế mạnh của Nhật.

-
Cảnh báo thủ đoạn giả danh Cục Đăng kiểm Việt Nam -
Người dùng VinFast thích “mua đứt” xe kèm pin vì chính sách giá cực tốt -
Honda bắt tay VietnamPost trên đường đua giao hàng xanh -
Yamaha Việt Nam trình làng mẫu xe NVX 2025 mang động cơ 155 cc -
Toyota tăng tốc ưu đãi, hướng tới cột mốc 1 triệu xe tại Việt Nam -
Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời” -
Chuyên gia nói về VinFast VF 8: Mẫu SUV điện toàn diện nhất trong tầm giá
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới