Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Nợ công trong giới hạn cho phép
Mạnh Bôn - 08/10/2014 07:05
 
() Bàn về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước - một trong những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập tại Phiên họp thứ 32, khai mạc tuần này, ông Bùi Đặng Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, nợ công chỉ ở trong giới hạn cho phép mặc dù Bộ Tài chính luôn khẳng định, nợ công vẫn trong giới hạn an toàn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Không tăng áp lực nợ
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: Chính phủ còn 4 món nợ lớn với cử tri
Nợ công: Ngưỡng an toàn và giới hạn đỏ

Thưa ông, theo Nghị quyết 75/2014/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Bộ Tài chính sẽ báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 về tình hình nợ công. Vậy Bộ Tài chính sẽ báo cáo những nội dung gì?

  Bùi Đặng Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội  
  Ông Bùi Đặng Dũng cho rằng, nếu không tiến hành đảo nợ bằng biện pháp vay mới để trả nợ cũ thì nợ công có thể tăng lên  

Báo cáo về các giải pháp cần thiết bảo đảm an toàn, an ninh tài chính về nợ công, nợ Chính phủ; tái cơ cấu nợ công theo hướng chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn sang vay dài hạn, phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) có kỳ hạn dài hơn; giảm bội chi ngân sách, hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ cũ; rà soát, đánh giá tổng thể nợ công, nợ Chính phủ để có giải pháp cân đối vay và trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công trong dài hạn.

Bộ Tài chính luôn khẳng định nợ công vẫn trong giới hạn an toàn, vì sao ông lại cho rằng, nợ công chỉ trong giới hạn cho phép. Hiểu “an toàn” và “giới hạn cho phép” thế nào?

Chỉ tiêu nợ công trên GDP trong mấy năm gần đây thay đổi không nhiều.

Cụ thể, năm 2010, tỷ lệ này là 51,7% GDP; năm 2011 là 50,1% GDP; năm 2012 là 50,8% GDP và năm 2013 là 53,4% GDP. Mặc dù về số tuyệt đối, nợ công vẫn tăng lên, nhưng về tỷ lệ tương đối so với GDP, nợ công đều thấp hơn so với chỉ tiêu mà Quốc hội cho phép là tối đa 65% GDP. Trong khi đó, nợ Chính phủ hiện nay chỉ mới tương đương 41,5% GDP, thấp hơn chỉ tiêu 55% GDP đã được Quốc hội cho phép. Đây là lý do để Bộ Tài chính nhận định nợ công vẫn trong giới hạn an toàn.

Vì sao tôi lại nhận định nợ công chỉ trong giới hạn cho phép?

Thứ nhất, nguồn để trả nợ công là thu ngân sách, trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa vượt qua được khó khăn; cân đối thu ngân sách năm nay giảm 33.300 tỷ đồng so với năm 2013 (dự toán ngân sách năm 2013 là 816.000 tỷ đồng, năm 2014 là 782.700 tỷ đồng), nên nguồn để trả nợ không nhiều khiến tỷ lệ nợ công so với GDP có thể tăng lên.

Thứ hai, hiện có rất nhiều khoản vay ngắn hạn đã đến hạn trả nợ hoặc sắp đến hạn trả nợ, nếu không có nguồn để trả nợ kịp thời, hoặc không tiến hành đảo nợ bằng biện pháp vay mới để trả nợ cũ, thì nợ công có thể tăng lên.

Nghị quyết 75/2014/QH13 đã yêu cầu hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ cũ, nếu thực hiện nghiêm túc quy định này, nợ công sẽ tăng lên, thưa ông?

Quốc hội yêu cầu hạn chế, chứ không phải cấm đảo nợ. Trong tổng số nợ công, hiện có khoảng 50% là nợ nước ngoài, vay ODA lãi suất thấp, thời hạn trả nợ của các khoản vay tương đối dài, khoảng 14 - 15 năm, nên chưa có nhiều áp lực.

Tuy nhiên, 50% số nợ công còn lại là vay trong nước thông qua phát hành TPCP với thời hạn ngắn, đặc biệt là có khoảng 30% số nợ trong nước có thời hạn trả nợ trong vòng 1-3 năm. Để trả món nợ “vay nóng” này, phải sử dụng nguồn thu ngân sách, nhưng năm nay, dự toán thu ngân sách giảm so với năm 2013, nên cũng cần thiết huy động vốn dài hạn để đảo nợ.

Quốc hội yêu cầu Bộ Tài chính chuyển dần từ vay ngắn hạn sang vay dài hạn. Theo ông, Bộ Tài chính thực hiện yêu cầu này thế nào?

Theo tôi được biết, 9 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 176.169 tỷ đồng TPCP, trong đó tỷ lệ trái phiếu có kỳ hạn dài (10 năm, 15 năm) tương đối lớn và đặc biệt là huy động được nguồn vốn với lãi suất khá thấp, chỉ 6,28%/năm với kỳ hạn 10 năm và 6,96%/năm với kỳ hạn 15 năm. Nếu huy động được TPCP với lãi suất thấp, thời hạn trả nợ dài, ngoài phần dành cho đầu tư phát triển, phần còn lại để đảo nợ cũng tốt.

Theo ông, khi nào mới chấm dứt được việc vay nợ mới để trả nợ cũ?

Quản lý, điều hành tài chính quốc gia, cũng như cân đối tài chính trong gia đình. Trong khi nguồn thu có hạn, nhu cầu chi lại rất lớn; tốc độ tăng thu thường thấp hơn tốc độ tăng chi cho các nhu cầu thiết yếu, vì vậy phải tính toán, cơ cấu thế nào cho hợp lý, quan trọng nhất là phải sử dụng vốn hiệu quả, đặc biệt là chống thất thoát, lãng phí.

Cụ thể, năm ngoái, Quốc hội đã cân đối ngân sách năm 2014, nhưng tháng 6, trước tình hình Biển Đông, tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7, Quốc hội đã đồng ý chi thêm 16.000 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển và cho ngư dân đóng tàu vỏ sắt để đánh bắt ở ngư trường khơi xa. Tương tự, Quốc hội đã quyết định tổng mức đầu tư từ nguồn TPCP giai đoạn 2011-2015 không quá 225.000 tỷ đồng, nhưng trước yêu cầu cần vốn để đầu tư cho các công trình thiết yếu, cấp bách, quan trọng, năm 2013, Quốc hội đã đồng ý bổ sung 170.000 tỷ đồng TPCP trong giai đoạn 2014-1016.

Nguồn vốn cần huy động rất lớn, nhưng không phải lúc nào cũng có thể huy động được nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, nên trong những thời điểm nào đó, buộc phải huy động vốn ngắn hạn và khi đến thời hạn trả nợ, thị trường trường vốn thuận lợi cho việc huy động, thì có thể huy động để đáo hạn. Cũng như chi tiêu trong gia đình, khoản nợ nào đó đến hạn mà chưa có để trả ngay, thì có thể vay chỗ khác với lãi suất thấp hơn, thời gian dài hơn để trả nợ. Quan trọng nhất là không được vay về để ăn, vay về để chi tiêu thường xuyên, mà chỉ được vay để đầu tư.

Nợ công của Việt Nam có an toàn không? Nợ công của Việt Nam có an toàn không?

Kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài năm 2014 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chắc chắn sẽ làm “nóng” diễn đàn Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 tới. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tỏ ra khá lạc quan về tình hình nợ công hiện nay.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư