-
Tới 21h ngày 7/9: Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn mất điện trên 95% -
Hà Nội: Gió giật và mưa, cây đổ nhiều nhưng chưa phải lúc bão Yagi mạnh nhất -
Bão Yagi đổ bộ, nhiều nơi bị mất điện -
Chờ bước đột phá của ngành đường sắt -
Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
Hà Nam: Bí thư Thành ủy Phủ Lý làm Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam. |
Thưa ông, việc Hà Nội, TP.HCM dần nới lỏng giãn cách vào thời điểm này có phù hợp?
Thời gian qua, Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố đã thực hiện rất tốt chiến dịch tiêm chủng thần tốc, cũng như xét nghiệm trên quy mô lớn. Đến nay, Hà Nội và TP.HCM đã bao phủ được toàn bộ người dân trên 18 tuổi được tiêm vắc-xin, số ca mắc trong cộng đồng cũng có xu hướng giảm. Việc nới lỏng các biện pháp giãn cách là phù hợp, đảm bảo đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên, do đặc điểm của biến thể Delta, nguy cơ lây nhiễm và bùng phát của dịch luôn hiện hữu, nên các tỉnh, thành phố phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là chính, cơ bản và lâu dài, nới lỏng cần thận trọng, từ từ, không nóng vội, không nới lỏng toàn thành phố, không nới lỏng tất các hoạt động một thời điểm.
Theo đó, hoạt động nào có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh cao chưa được phép hoạt động, địa bàn nào còn nguy cơ rất cao, được gọi là “vùng đỏ” (có ca F0), thì vẫn phải giãn cách, phong tỏa. Điều này cần dựa trên đánh giá nguy cơ và thực tế để quyết định phù hợp.
Vậy để đảm bảo hiệu quả khi nới lỏng dần giãn cách, theo ông, các địa phương cần chú ý điều gì? Sau khi nới lỏng giãn cách lại phát sinh ổ dịch mới thì cần có phương hướng xử lý ra sao, thưa ông?
Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố dù có số ca mắc giảm, nhưng chưa hết nguy cơ lây nhiễm, nên các khu vực có ổ dịch vẫn phải siết chặt. Bởi vậy, việc giãn cách xã hội hay nới lỏng cần căn cứ vào các yếu tố tôi vừa nêu ở trên. Đồng thời, phải tiếp tục triển khai bao phủ tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 và xét nghiệm ở các khu vực có nguy cơ cao, đối tượng nguy cơ để kịp thời phát hiện ổ dịch để ngăn chặn dịch lây lan và bùng phát.
Một khâu quan trọng khác là về điều trị, các địa phương phải thực hiện nghiêm phân tầng theo đúng quy định của Bộ Y tế. Nếu làm tốt phân tầng và điều trị hiệu quả ở tầng 1, thì tránh được gánh nặng cho tầng 3, đồng thời giảm nguy cơ cho người bệnh.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cần chú trọng công tác phòng chống dịch trong các khu/cụm công nghiệp, vì dịch ở khu công nghiệp và cộng đồng có liên quan đến nhau. Chúng ta phải đảm bảo theo đúng phương châm “An toàn để sản xuất. Sản xuất phải an toàn”.
Riêng với Hà Nội, mặc dù đang kiểm soát dịch tốt, nhưng cần chú ý nguy cơ dịch bệnh xâm nhập là rất cao sau khi mở cửa, vì Hà Nội là nơi giao lưu đi lại của cả nước, đặc biệt cả với các địa phương đang có dịch. Bên cạnh đó, dịch trong cộng đồng cũng chưa phải đã được khống chế một cách triệt để. Chỉ một ca nhiễm Covid-19 xâm nhập vào thành phố là dịch hoàn toàn có nguy cơ bùng phát trở lại và tạo ra nhiều chùm lây nhiễm nghiêm trọng, nên không thể chủ quan.
Xin ông cho biết, sau khi giãn cách, để chung sống với Covid-19, các tỉnh, thành phố cần làm tốt điều gì?
Trong bối cảnh chuẩn bị sống chung với dịch, Việt Nam cần làm mọi cách để kiểm soát được tình hình Covid-19. Tùy địa phương, chúng ta cần có mục tiêu, mục đích và tiêu chí khác nhau về việc giãn cách hay nới lỏng. Tuy nhiên, điều cốt lõi là phải kiểm soát được dịch bằng cách làm tốt công tác y tế dự phòng. Phương châm hàng đầu là giảm thiểu người mắc Covid-19 diễn biến nặng, phải nhập viện, gây quá tải hệ thống y tế và tử vong.
Đồng thời, tiêm vắc-xin phòng bệnh Covid-19 vẫn là biện pháp quan trọng nhất để giúp các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ không cần nhập viện. Điều này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ tử vong do mắc Covid-19 giảm.
Dẫu vậy, khi tỷ lệ tiêm chủng còn chưa cao, các địa phương vẫn phải làm tốt tất cả biện pháp nhằm phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Ngoài ra, toàn dân phải phải thực hiện tốt 5K và xây dựng lối sống an toàn, cơ quan an toàn, nhà máy an toàn, phường, xã, quận, huyện an toàn, bảo vệ vùng xanh. Có như vậy mới có thể chung sống an toàn với dịch Covid-19.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch -
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 -
Chờ bước đột phá của ngành đường sắt -
Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đón, hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau -
Hà Nam: Bí thư Thành ủy Phủ Lý làm Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng