Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Nông dân kiếm tiền tỷ nhờ ngân hàng mạnh dạn cho vay
H.T - 05/09/2022 18:12
 
Ngày càng xuất nhiều nhiều "tỷ phú chân đất" khởi nghiệp thành công nhờ vốn vay ngân hàng, chủ yếu là từ ngân hàng Agribank.

Từ tay trắng, suýt phá sản đến thành tỷ phú

Sở hữu trang trại chăn nuôi gà 200.000 con trị giá gần 30 tỷ đồng (vốn vay của Agribank là 10 tỷ đồng), doanh thu mỗi tháng 5-6 tỷ đồng, riêng tiền lãi 500-700 triệu đồng/tháng, ít ai biết cách đây hơn 20 năm, ông Đào Xuân Hải (xã Hướng Đạo, Tam Dương, Vĩnh Phúc) khởi nghiệp chăn nuôi với số vốn vẻn vẹn 50 triệu đồng vay từ Agribank. Lúc đó, ngoài Agribank, không ngân hàng hay người thân nào dám cho vay.

“Agribank đã cứu tôi hai lần, không chỉ thời điểm khởi nghiệp mà trong cả giai đoạn dịch bệnh Covid vừa qua”, ông Đào Xuân Hải nhớ lại.  

Ông Hải cho biết, trong giai đoạn COVID vừa qua, gia đình ông đứng ngồi không yên khi khoảng 17.000 con gà không bán được. Đàn gà hàng chục nghìn con trị giá gần 40 tỷ đồng buộc phải bán rẻ chỉ bằng 1/3 giá thành, thiệt hại nặng nề. Gia đình ông khi đó rất căng thẳng vì không có vốn lưu động mua cám, trả lương công nhân.

“Lúc đó tôi quyết định bằng giá nào cũng phải giữ lại đàn gà và đã đến làm việc với Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc. Cán bộ ngân hàng nhiệt tình tư vấn và quyết định cho chúng tôi vay 3 tỷ đồng để mua cám, trả lương cho công nhân. Nếu như ở chỗ khác, chắc chúng tôi phải mướt mồ hôi để được vay, nhưng ở Agribank, cán bộ Agribank còn cho quà động viên, điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp gia đình tôi vượt qua sóng gió, giữ lại trang trại. Agribank luôn là chỗ dựa vô cùng tin cậy với gia đình chúng tôi", ông Hải chia sẻ.   

Tương tự ông Hải, ông Bùi Quang Hiệu, thôn 14, xã Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ cũng suýt phá sản khi lỗ tới 14 tỷ đồng vì chăn nuôi. Tuy nhiên, nhờ đồng vốn vay từ Agribank, đến nay, ông không những giữ được trang trại mà còn sở hữu cơ ngơi lên đến hơn 40 tỷ đồng.

Ông Hiệu cho biết, ông bắt tay vào chăn nuôi từ năm 2001 và trải qua nhiều thăng trầm. Thời điểm năm 2017-2018, khi Trung Quốc đóng cửa biên giới, hạn chế nhập khẩu thịt lợn từ các nước, trang trại lợn của ông lỗ tới 14 tỷ đồng do giá thịt lợn trượt dốc thê thảm.

“Thời điểm năm 2008, giá thành sản xuất lợn là 36.000 đồng/kg nhưng bán ra chỉ được 1.6000 đồng/kg, cứ mỗi tấn lợn bán ra lại lỗ gần 20 triệu đồng. Từ quy mô 400 con nái, trang trại gia đình tôi giảm còn 200 con. Nhờ Agribank tiếp sức, tôi duy trì được hoạt động của trang trại, rất may sau đó giá lợn tăng lên. Hai năm vừa qua, dịch Covid 19 lại hoành hành, nếu không có sự đồng hành của Agribank thì những hộ chăn nuôi như chúng tôi sẽ gặp vô vàn khó khăn. Hiện gia đình tôi đang vay 7 tỷ đồng từ Agribank Lâm Thao với lãi suất 5%/năm, hai năm qua ngân hàng giảm lãi suất, tiếp tục cho vay mới nên gia đình tôi mới có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh”, ông Hiệu cho biết.

Bà
Bà Trần Thị Vân, chủ trang trại gà tại Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Rất nhiều nông dân chân chất cũng trở thành tỷ phú nhờ dám nghĩ, dám làm và được ngân hàng mạnh dạn bơm vốn cho vay. Bà Trần Thị Vân (Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) cũng là một trong những “tỷ phú nông dân” đổi đời nhờ vốn vay từ Agribank. Hiện tại, bà Vân có trang trại nuôi gà 5 vạn con, lợi nhuận mỗi năm bình quân đạt ngót nghét 1 tỷ đồng.

"Không có sự hỗ trợ vốn từ Agribank, gia đình tôi không thể có cơ ngơi như hôm nay. Từ khoản vay nhỏ, hiện gia đình tôi đang vay Agribank 4,5 tỷ đồng. Làm ăn khấm khá, điều khiến tôi vui nhất bên cạnh việc đảm bảo cuộc sống gia đình là mang lại việc làm cho bà con khu xóm với thu nhập 7 triệu đồng/người. Làm giàu cho chính mình, và giúp bà con tăng thu nhập cũng chính là góp phần xây dựng nông thôn mới", bà Vân phấn khởi cho hay.

Vốn ngân hàng thay đổi bộ mặt nông thôn

Không chỉ vài gương mặt đơn lẻ, những “tỷ phú chân đất” xuất hiện ngày càng nhiều trên các làng quê, giúp bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Tại Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, điểm ấn tượng nhất là những ngôi nhà khang trang, những biệt thự to xuất hiện nhan nhản, đường làng ngõ xóm đều được rải bê tông, chứng tỏ đời sống người dân ngày càng khởi sắc.

"Nếu không có nguồn vốn của Agribank đến giờ phút này bộ mặt của xã Tam Quan không được như thế này. Nếu những người dân xa quê lâu ngày trở về chắc không nhận ra", ông Dương Văn Tuyến - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc phấn khởi cho hay.

Theo ông Tuyến, nhờ ngân hàng mạnh tay đầu tư rót vốn cho người dân phát triển kinh tế mà  thu nhập của người dân địa phương đến nay đã đạt mức bình quân 40 triệu đồng/năm, trong khi trước năm 2020, mới chỉ đạt trên dưới 30 triệu đồng. Cũng từ việc sử dụng hiệu quả đồng vốn vay ngân hàng, người dân mới có tiền xây nhà, ủng hộ xây dựng nhà văn hóa, nghĩa trang, hiến đất phá tường rào mở rộng đường giao thông nông thôn.

Cũng như Tam Quan, rất nhiều địa phương khác cũng khởi sắc nhờ nông dân tận dụng hiệu quả vốn vay ngân hàng.  Ông Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ, Lập Thạch cho biết, nhờ sự quan tâm của Agribank, bà con tiếp cận được nhiều gói vay ưu đãi lãi suất. Đến nay xã Ngọc Mỹ tổng dư nợ 111 tỷ, tương ứng trên 500 hộ dân. Sau khi tiếp cận với nguồn vốn, bà con đầu tư chăn nuôi bài bản hơn. Trong quá trình sử dụng vốn, việc trả chậm nợ quá hạn không xảy ra trên địa bàn. Nhờ có đồng vốn, thu nhập bình quân đầu người tại địa phương hiện đã đạt 40 triệu đồng, phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt 50 triệu đồng.

"Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới, đường xá giao thông,... rất tốt cuộc sống của người dân phát triển cải thiện rõ rệt. Trước kia những điểm nhà đa năng sân bóng chuyền chưa có là bao nhiêu, có thì cũng sơ sài nhưng nay đã thay đổi nhiều, người dân hưởng thụ nhiều hơn", ông Tuấn khẳng định.

Ông Trần Đức Long - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc thăm trang trại gà Hải Thêu
Ông Trần Đức Long - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc thăm trang trại gà Hải Thêu

Ông Trần Đức Long - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, cho vay phát triển kinh tế, nông nghiệp-nông thôn là nhiệm vụ chính trị gắn với sứ mệnh của Agribank. Chính vì vậy, Agribank luôn coi đây là thị trường trọng điểm, cốt lõi để đầu tư nhiều nguồn lực gìn giữ và phát triển. Đến thời điểm 31/7, dư nợ cho vay trên địa bàn nông nghiệp-nông thôn của Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc đạt 9.200 tỷ đồng chiếm 70%/tổng dư nợ chi nhánh.      

Tại tất cả các địa phương trên cả nước, các chi nhánh Agribank luôn là lực lượng chủ lực trên thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Đồng vốn của Agribank đóng góp rất lớn trong phát triển kinh tế địa phương, kinh tế hộ gia đình, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.    

Nhân viên Agribank giúp khách hàng thoát bẫy lừa chuyển tiền
Thấy khách hàng lo lắng, thấp thỏm khi viết giấy chuyển tiền, nhân viên giao dịch Agribank Hà Tĩnh đã hỏi han và kịp thời phát hiện, giúp khách...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư