-
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 -
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu -
Các sản phẩm điện - điện tử phải tái chế từ 1/1/2025 -
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ cho nông sản Việt -
Khánh Hòa mở rộng mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao với quy mô 30 ha -
Bình Định: Doanh nghiệp đề xuất thực hiện dự án hydrogen xanh tại huyện Phù Mỹ
Khí thải phát ra từ một nhà máy điện than ở bang Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo báo cáo của Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đưa ra, tình trạng ấm lên toàn cầu do con người gây ra, đặc biệt là thông qua các hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giao thông, sản xuất xi măng, hoặc phá rừng, là động cơ chính khiến cho nồng độ CO2 trong không khí tăng lên mức cao kỷ lục. Tháng 5 thường là tháng ghi được những nồng độ CO2 trong khí quyển cao nhất trong năm. Trong tháng 5/2022, nồng độ chất ô nhiễm trong bầu khí quyển đã vượt ngưỡng 420 ppm. Năm 2021 chỉ số này là 419ppm, năm 2020 là 417ppm.
Các thông số trên được ghi nhận tại trạm quan sát Mauna Loa ở Hawaii, nằm trên một núi lửa, một vị trí lý tưởng giúp các kết quả đo được không bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm tại địa phương.
Theo NOAA, thời kỳ cách mạng công nghiệp, nồng độ CO2 trong khí quyển duy trì ổn định ở mức 280ppm trong khoảng gần 6.000 năm tính đến giai đoạn công nghiệp hóa. Nồng độ CO2 ngày nay tương ứng với những mức ghi nhận được trong khoảng từ 4,1-4,5 triệu năm trước khi nồng độ CO2 ở mức gần hoặc trên 400ppm. Vào thời điểm đó, mực nước biển cũng cao hơn từ 5-25cm so với ngày nay, đủ cao để nhấn chìm nhiều thành phố lớn và khi đó, Bắc Cực bị bao phủ bởi nhiều cánh rừng lớn.
CO2 là một loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Khí này tồn đọng trong bầu khí quyển tạo thành bẫy nhiệt và gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu. Khí CO2 có thể tồn tại trong bầu khí quyển và các đại dương trong hàng nghìn năm.
Tình trạng ấm lên toàn cầu đến nay đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như những đợt sóng nhiệt, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt chưa từng thấy. Nhà khoa học Pieter Tans từ Trạm quan sát toàn cầu cho rằng nồng độ CO2 trong khí quyển đang ở những mức cao chưa từng thấy nhưng lại không phải là điều mới mẻ. Bởi vì, qua nghiên cứu, con người đã hiểu được từ hàng trăm năm nay rằng điều này sẽ xảy ra nhưng lại chưa có hành động ý nghĩa để ngăn chặn.
-
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ cho nông sản Việt -
Khánh Hòa mở rộng mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao với quy mô 30 ha -
Bảo vệ môi trường ở TP.HCM: Những khó khăn cần giải quyết -
Cộng đồng Sáng tạo mở xã hội: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững -
Herbalife Việt Nam mở rộng chương trình giúp cải thiện dinh dưỡng cho người có hoàn cảnh khó khăn -
Bình Định: Doanh nghiệp đề xuất thực hiện dự án hydrogen xanh tại huyện Phù Mỹ -
"Cặp đôi" giống khoai tây mới đem lại lợi nhuận khủng cho nông dân Hà Nội
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số