
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
-
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
Số liệu của Cục Hải quan cho thấy, 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,31 triệu tấn, mang về 1,21 tỷ USD, tăng 5,82% về lượng, nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu trung bình khoảng 522 USD/tấn, giảm đến 20,18%.
Nguồn cung lúa gạo tại châu Á dồi dào hơn 2 năm trước. Đặc biệt, Ấn Độ xuất khẩu gạo trở lại sau một thời gian hạn chế, là nguyên nhân khiến giá không còn giữ được mức cao. Chưa kể, Ấn Độ có lượng gạo dự trữ cao kỷ lục, khiến nguồn cung trên thị trường quốc tế gia tăng, tạo áp lực cạnh tranh cho các nước xuất khẩu khác.
Giá gạo từ các nhà xuất khẩu lớn sụt giảm, nên phần lớn đơn hàng của doanh nghiệp Việt xuất đi những thị trường trọng điểm trong quý I/2025 cũng giảm tương ứng. Cụ thể, xuất khẩu gạo sang Philippines - thị trường lớn nhất, đạt gần 1 triệu tấn, trị giá 489 triệu USD, giảm lần lượt 2,52% về lượng, giảm 24,69% về trị giá. Sự sụt giảm tương tự cũng diễn ra khi Việt Nam xuất bán gạo sang Bờ Biển Ngà, Trung Quốc.
Theo thống kê, giá gạo xuất khẩu sang Philippines đã giảm gần 23%, trong khi 2 thị trường còn lại giảm 25% và 15,6% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu kỳ vọng, khó khăn chỉ là tạm thời và giá gạo sẽ sớm hồi phục, song khó trở lại mức cao như năm ngoái bởi nguồn cung hiện vẫn dồi dào. Tín hiệu sáng hơn trong những ngày gần đây, khi biên độ giảm của giá gạo đã hẹp lại so với 2 tháng đầu năm.
Nhiều doanh nghiệp cho hay, các nhà nhập khẩu gạo từ Philippines, Indonesia và Malaysia đang tiếp tục làm việc về các hợp đồng mua gạo cho quý II và III.
Đánh giá về khả năng xuất khẩu gạo trong những tháng tới, các chuyên gia trong ngành lúa gạo cho rằng, Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng xuất khẩu, nhất là tại các thị trường lớn, thị trường gần. Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo, nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này trong năm 2025 vẫn ở mức cao và Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines.
Trong những năm qua, Philippines là thị trường truyền thống đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam, với thị phần chiếm khoảng 80 - 85%. Kể từ năm 2022, gạo của Việt Nam xuất khẩu vào Philippines luôn đạt 3 - 4 triệu tấn/năm (năm 2022 đạt 3,214 triệu tấn; năm 2023 đạt 3,15 triệu tấn; năm 2024 đạt 4,15 triệu tấn; năm 2025 dự báo đạt khoảng 4,35 triệu tấn).
Ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại (Thương vụ Việt Nam tại Philippines) cho rằng, gạo Việt giữ ngôi đầu xuất khẩu sang Philippines là do phẩm cấp, chất lượng, giá cả phải chăng nên có tính cạnh tranh, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân nước này.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có nguồn cung gạo ổn định, khoảng cách địa lý thuận lợi, nhiều doanh nghiệp Việt đã có quan hệ bạn hàng lâu năm, tạo được uy tín, lòng tin trong xuất khẩu gạo với Philippines.
“Dù cạnh tranh xuất khẩu gạo vào Philippines tăng lên do Ấn Độ, Thái Lan đều có các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, nhưng gạo Việt vẫn có chỗ đứng ở Philippines”, ông Thành khẳng định.
Trong khi đó, xuất khẩu sang châu Phi cũng rộng cửa hơn. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), các quốc gia châu Phi đang tăng mạnh nhập khẩu gạo, dự kiến năm 2025, châu Phi sẽ vượt qua Đông Nam Á để trở thành khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Đáng nói, nhiều quốc gia thuộc châu Phi đang là khách hàng mua gạo Việt.
Đơn cử, năm 2024, Bờ Biển Ngà nhập khẩu 483.000 tấn gạo của Việt Nam, giá trị đạt 286 triệu USD và là khách mua gạo lớn thứ 5 của nước ta. Quý I/2025, Bờ Biển Ngà với thị phần 16,3% đã trở thành khách mua gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Philippines (42,1%).
Cùng với Bờ Biển Ngà, năm ngoái, Ghana là khách mua gạo lớn thứ 4 của Việt Nam, với sản lượng 613.000 tấn, tăng 4,3%, trị giá 424 triệu USD, tăng 17% so với năm 2023.
Gạo Việt vẫn có cửa xuất khẩu sang Indonesia, Trung Quốc, riêng với các thị trường tiêu chuẩn cao như EU, Nhật Bản, Mỹ…, dù sản lượng xuất khẩu nhỏ, nhưng là chủng loại gạo cao cấp, giá xuất khẩu cao (nhiều doanh nghiệp xuất khẩu được gạo thơm, gạo đặc sản với giá 800 - 1.200 USD/tấn), nên thu về giá trị lớn.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 có thể chỉ đạt 7,5 triệu tấn, giảm so với mức kỷ lục hơn 9 triệu tấn năm 2024. Sản lượng gạo xuất khẩu có thể giảm, nhưng nếu tăng được lượng gạo ST24, ST25, gạo thơm chất lượng cao, thì ngoại tệ mang về vẫn tích cực.
Hướng đi bền vững để gạo Việt vẫn giữ được giá và chinh phục được nhà nhập khẩu khó tính là không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại, tăng sản xuất gạo thơm, chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững, kiểm soát chặt vấn đề dư lượng hóa chất…

-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025 -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất -
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững