
-
Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
-
TP.HCM - đô thị xanh, thông minh qua bộ ảnh của Lê Hoàng Mến
-
Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch
-
Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, từ 7/4
-
40% việc làm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo -
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay
![]() |
Nghệ sĩ Nhân dân Anh Tú (1962-2018). |
Đồng nghiệp của NSND Anh Tú ở Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết trước lúc mất, nghệ sĩ hôn mê sâu, phải dùng máy thở hỗ trợ. NSND Anh Tú nhập viện điều trị từ tháng 9.
Trong thời gian dài, anh phải truyền máu, kháng sinh, đạm vì viêm cơ do biến chứng tiểu đường, cộng với chứng suy thận. Khi bệnh chuyển biến nặng, nghệ sĩ không nói được nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, nhận ra được người quen.
NSƯT Trung Anh buồn bã khi hay tin NSND Anh Tú qua đời. Anh kể khi đến thăm bạn hôm thứ bảy tuần trước, nghệ sĩ Anh Tú đã hôn mê sâu, không còn biết gì. "Dù đã chuẩn bị tinh thần, tôi vô cùng hụt hẫng", Trung Anh bùi ngùi.
Nghệ sĩ Nhân dân Anh Tú là gương mặt gạo cội ở vai trò diễn viên lẫn đạo diễn. Anh từng tham gia nhiều phim truyền hình như Của để dành, Đàn trời, Chiều ngang qua phố cũ... Dẫu vậy, dấu ấn sâu đậm của nghệ sĩ là ở lĩnh vực sân khấu. Với cố nghệ sĩ, sân khấu là "thánh đường nghệ thuật". Anh ghi đậm dấu ấn diễn xuất qua hàng loạt vở gồm: Trần Cảnh trong Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi, Macbeth trong vở kịch cùng tên của đại thi hào Shakespeare, Tể tướng trong Âm mưu và tình yêu của Schiller, Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và hàng trăm vai diễn... Tốt nghiệp Khoa Đạo diễn - Đại học Sân khấu - Điện ảnh năm 2004, hơn 10 năm, Anh Tú dồn tâm huyết vào sân khấu. Anh từng đạo diễn một số vở kịch Lâu đài trên cát, Cạm bẫy, Chuyện chàng dũng sĩ, Truyện Kiều, Romeo và Juliet...
Anh Tú được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2016. Hồi tháng 4, anh nhậm chức quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Trước đó, NSND từng có bốn năm làm phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật.
Cố nghệ sĩ sinh năm 1962, tốt nghiệp lớp diễn viên năm 1981, trường Sân khấu - Điện ảnh. Trước khi đầu quân về Nhà hát Kịch Việt Nam, anh trưởng thành từ Nhà hát Tuổi trẻ cùng thế hệ các tên tuổi nổi tiếng như NSND Lê Khanh, NSND Lan Hương, NSƯT Chí Trung, NSƯT Minh Hằng... NSND Anh Tú từng giữ chức Trưởng đoàn kịch 1 của Nhà hát Tuổi trẻ.
Ngoài sân khấu, phim ảnh, anh tham gia giảng dạy tại Đại học Sân khấu Điện ảnh và Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Nhiều thế hệ diễn viên trẻ luôn ngưỡng mộ, coi anh là người chắp cánh, bồi dưỡng ước mơ diễn xuất của họ.

-
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ tăng trách nhiệm, chế tài với người nổi tiếng -
Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, từ 7/4 -
Ý nghĩa logo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
40% việc làm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo -
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay -
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng -
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển