-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Một sự vi phạm bản quyền trắng trợn
Việc "chế" lại vở cải lương kinh điển “Tô Ánh Nguyệt” của soạn giả Trần Hữu Trang thành một vở hài kịch để diễn trên sân khấu hải ngoại của Trấn Thành đã bị giới chuyên môn lẫn khán giả lên án kịch liệt. Nhiều người cho rằng, đây là hành động bôi bẩn nghệ thuật, phỉ báng nghệ thuật cải lương truyền thống…
Giữa vô số những lời chỉ trích, lên án, kết tội… mà dư luận dành cho mình, Trấn Thành đã chọn giải pháp im lặng. Tuy nhiên, khi những "giông bão" bắt đầu lắng xuống, anh chàng MC kiêm diễn viên hài này mới lên tiếng nói lời xin lỗi. Nhưng lời xin lỗi này lại khiến nhiều người cảm thấy “tức tối” hơn bởi “xin” thì ít mà “biện hộ” thì nhiều. Ngoài ra, trong lời xin lỗi này, Trấn Thành chỉ nói xin lỗi chung chung. Đến soạn giả Trần Hữu Trang là tác giả vở kịch “Tô Ánh Nguyệt”, người cần được Trấn Thành nói lời xin lỗi đầu tiên thì anh chàng này lại chẳng đả động nửa lời.
Trao đổi với phóng viên Dân Trí, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho rằng, không thể chấp nhận gọi việc Trấn Thành “chế” lại vở cải lương kinh điển “Tô Ánh Nguyệt” là sáng tạo lại mà đó là một sự bôi bác, một sự biến tướng, một sự vi phạm bản quyền trắng trợn.
“Chúng ta nên nhớ “Tô Ánh Nguyệt” là một vở diễn kinh điển của cải lương Việt Nam. Tác phẩm này đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Lĩnh vực Sân khấu chứ không phải một vở tầm thường. Tôi nghĩ, cần phải có quy định về quản lý nhà nước đối với những tác phẩm đã được giải thưởng cấp Nhà nước thì không được phép đụng đến, kể cả là sáng tạo lại một cách nghiêm túc. Hành vi của Trấn Thành vừa qua là đang vi phạm bản quyền một tác phẩm kinh điển đã được giải thưởng cấp Nhà nước và theo luật bản quyền, hành vi này cần phải được xử lý theo pháp luật”, NSND Tiến Thọ nói.
Theo Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam thì vì chủ sở hữu của vở cải lương đó là soạn giả Trần Hữu Trang đã qua đời nếu không phải có ý kiến, bởi không thể để cho những người như Trấn Thành làm biến tướng tác phẩm nghệ thuật rồi nói lời xin lỗi là xong.
“Tôi không thể chấp nhận được những lời xin lỗi của Trấn Thành. Vì ở đây anh đã không có sự tôn trọng đối với tác giả, không tôn trọng cải lương. Anh mang tác phẩm kinh điển ra đùa cợt, bôi xấu, bôi nhọ… thì phải xử lý theo pháp luật. Trấn Thành không phải là hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, còn nếu là hội viên thì chúng tôi sẽ phải nhắc nhở, chấn chỉnh… để hội viên có trách nhiệm với tác phẩm nghệ thuật, chứ ý thức của hội viên như thế là không ổn”, NSND Tiến Thọ nhấn mạnh.
Tương tự, ca sĩ kiêm diễn viên hải ngoại Quang Thành cũng bày tỏ, đã là nghệ sĩ như Trấn Thành nếu trân trọng cải lương thì phải biết nghề, phải học và phải tập những điều cơ bản nhất của sự thanh tao trong thể hiện, ý thức đạo đức trong từng câu hát, nề nếp trong từng chi tiết phục trang… đó mới gọi là giữ đạo làm nghề.
“Tấu hài mãi mãi vẫn là tấu hài, không thể nói tấu hài giúp phục hồi cải lương được mà ngược lại tấu hài đang bám vào cải lương để sống. Tôi nghĩ, nếu sống bằng nghề tấu hài thì không nên ăn nhập vào cải lương. Tốt nhất mua kịch bản tấu hài diễn là tốt nhất. Kịch bản cải lương muôn đời vẫn là tác phẩm văn học được viết ra từ tim óc và trí thức của tác giả, vừa nhân văn, vừa thiêng liêng, vừa mang ý nghĩa phục vụ văn hóa cộng đồng, giáo dục tầm cao.
Ngay cả việc phục chế cũng cần phải có những nhà chuyên môn làm công trình nghiên cứu học thuật. Hầu hết những nghệ sĩ có nghề, có tâm đều xem sân khấu cải lương là thánh đường và nghệ sĩ chân chính không vì số ít khán giả mà đánh mất mình. Nếu ai xem sân khấu cải lương là thánh đường thì việc mang kinh sách ra giễu cợt đều được khép vào tội phỉ báng. Chưa hiểu làm sai thì nhận, đã nhận thì tức là đã hiểu và nếu hiểu không ai muốn làm sai nữa. Ngược lại, biện minh cho cái sai tức là không thèm hiểu gì hết. Yêu cải lương xin hãy gìn giữ cải lương bằng tri thức và tấm lòng của mình”, ca sĩ Quang Thành chia sẻ.
Theo ca sĩ Quang Thành, anh thấy thái độ và cách xin lỗi của Trấn Thành rất mâu thuẫn. Trong câu chuyện này, không cần bắt lỗi thì lỗi cũng đã “sờ sờ” ra đấy nhưng họ muốn thấy thiện chí muốn điều chỉnh, muốn thay đổi nhận thức của người có lỗi chứ không ai muốn tranh luận đúng sai hoặc xin lỗi một cách ép buộc, miễn cưỡng. Và càng không nên ngụy biện cho dù không được giải thưởng cũng không thể mang tục tĩu, phản cảm vào một “chế” một tác phẩm cải lương kinh điển.
Đặc biệt, vở này lại diễn cho Kiều bào xa xứ, gồm cả những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Và những người trẻ đó sẽ hiểu sao, nghĩ sao khi đoàn nghệ thuật trong nước mang những thứ đó sang diễn cho họ xem. Nó ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa của một dân tộc.
Đậm màu bao biện và lộ rõ chiêu thức
Soạn giả Hoàng Song Việt, một soạn giả nổi tiếng trong giới cải lương phía Nam cho rằng, là một soạn giả cải lương ông cực kỳ phẫn nộ những gì Trấn Thành đã xúc phạm cải lương và ông cũng chính là người có rất nhiều phản ứng trên trang cá nhân về sự việc vở “Tô Ánh Nguyệt” bị bôi bẩn.
“Cá nhân tôi, tôi chấp nhận lời xin lỗi và bỏ qua cho Trấn Thành, dù một số bài phỏng vấn Trấn Thành gần đây tôi đọc được thấy đậm màu bao biện và lộ rõ chiêu thức. Tuy nhiên, cũng thông qua bài viết này, tôi thấy Trấn Thành vẫn còn những cái chưa hiểu biết thấu đáo, bằng tinh thần bao dung, tôi xin nhắn nhủ Trấn Thành mấy vấn đề sau:
Muốn sử dụng tác phẩm của một tác giả nào đó, nhất là những tác phẩm kinh điển của những soạn giả tên tuổi, không chỉ việc đóng tiền tác quyền là đủ. Mà trước hết phải được sự đồng ý của tác giả, đó là quyền hạn của người đã moi tim óc để sáng tác ra tác phẩm có luật định hẳn hoi.
Một số tác giả đã qua đời, hoặc quá già mà người thân của họ không có điều kiện theo dõi, một số khác vì họ thấp cổ bé miệng, họ không thế lực và phần nào đó họ quá nghèo và cần tiền để sinh sống nên các nghệ sĩ và các nhà đài mới có thể xâm phạm quyền tác giả của họ một cách thô bạo được. Chứ thử bạn đụng đến tác phẩm của NSND Thanh Tòng, NS Bạch Mai, soạn giả Trần Hà, soạn giả Lê Duy Hạnh xem... Tôi tin chắc bạn sẽ học thêm được nhiều thứ lắm.
“Sơn Tinh - Thủy Tinh”, “Tấm Cám”... nằm trong kho tàng cổ tích dân gian, từ câu chuyện cổ tích đó nhiều tác giả có quyền phóng tác thành tác phẩm của riêng mình, trong Nam, ngoài Bắc, tuồng, chèo, cải lương… đã có rất nhiều kịch của nhiều tác giả khác nhau... Và Trấn Thành hay ai đó cũng có quyền dựa trên câu chuyện cổ tích ấy để phóng tác thành tiểu phẩm hài của riêng mình, hay hay dở, thanh hay tục sẽ có khán giả phán quyết chứ các tác giả khác họ không xía vô. Nhưng “Tô Ánh Nguyệt”, “Đời Cô Lựu”, “Sân Khấu Về Khuya”, “Nửa Đời Hương Phấn”... là do chính các soạn giả moi tim nặn óc để viết ra, cô Nguyệt trong Tô Ánh Nguyệt là của riêng soạn giả Trần Hữu Trang và ông cùng gia tộc ông có thẩm quyền gìn giữ bảo vệ, cũng như có đầy đủ thẩm quyền lên án bất cứ kẻ nào đem ra bôi bẩn. Nếu thật sự không hiểu thì ngay bây giờ nên hiểu để tránh em nhé.
Người ta nói đây là chiêu thức PR của em để thêm nổi tiếng. Tôi không quan tâm. Với cá nhân tôi, tôi xem đây là lời hối lỗi và tôi tin rằng từ nay những người muốn sử dụng cải lương phục vụ cho việc biểu diễn của mình sẽ cẩn trọng hơn, ít nhất là với em”, soạn giả Hoàng Song Việt nhắn nhủ.
Theo soạn giả Hoàng Song Việt, ông mong những lời nói phát ra từ miệng Trấn Thành “Tôi yêu cải lương” là của Trấn Thành chứ không phải của ai khác, và nó xuất phát từ trái tim Trấn Thành chứ không phải lời nói cửa miệng cho qua chuyện.
“Sau sự việc này có thể Trấn Thành sẽ nổi tiếng hơn, quyền lực hơn... Tôi mừng cho Trấn Thành. Nhưng từ nơi danh vọng nhất, từ nơi quyền lực nhất, nếu Trấn Thành không biết gieo giống lành thì mai này cậu ấy sẽ nếm toàn trái đắng. Bởi trong cuộc sống này không có gì là vĩnh cửu. Chỉ có lẽ phải và đạo lý mới trường tồn thôi Trấn Thành nhé!", soạn giả Hoàng Song Việt gửi lời.
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Hành vi xâm phạm quyền tác giả được thể hiện như sau: Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị” và Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
-
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu