-
Thứ trưởng Đỗ Thành Trung: Vượt thách thức, đưa ngành logistics Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
Tiến lên là chưa đủ, logistics Việt Nam cần bứt phá trước sự chuyển mình của thế giới -
Đất cho nhà ở thương mại được đề xuất thí điểm "mở rộng" đến đâu? -
Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 -
Ban hành quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật từ ngày 1/1/2025 -
Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án
Trao đổi với báo chí chiều ngày 7/6, ông Trần Việt Hoà, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương cho hay, tình hình nắng nóng gay gắt và tác động của hiện tượng El Nino diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước đã làm tăng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, kết hợp với tình trạng nước về các hồ thuỷ điện rất thấp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng điện trong mùa khô năm 2023.
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, mặc dầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các bộ, cơ quan có liên quan đã nỗ lực thực hiện một số giải pháp cấp bách nhưng đến nay đã xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm cung ứng đủ điện trọng thời gian tới, đặc biệt là ở miền Bắc (với đặc trưng là nguồn thuỷ điện chiếm tỷ trọng lớn 43,6%).
Cụ thể, tính đến ngày 6/6/2023, hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết gồm: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà.
Riêng hai hồ thủy điện Lai Châu và Sơn La đã phải chạy xuống dưới mực nước chết. Duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước trong hồ và có thể duy trì phát điện đến khoảng ngày 12-13/06.
Như vậy, tính đến ngày 06/6/2023, công suất khả dụng của thuỷ điện là 3.110 MW chỉ đạt 23,7% công suất lắp. Phần không huy động được lên tới 5.000 MW, và sẽ lên tới 7.000 MW nếu các hồ thuỷ điện về mực nước chết.
Cũng do nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, các tổ máy nhiệt điện than hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài dẫn đến những sự cố về thiết bị (chủ yếu là xì ống sinh hơi, xì bộ hâm, bộ quá nhiệt, máy nghiền than, bơm cấp, v.v...).
Ông Trần Việt Hoà (đứng), Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực: Phần không huy động được lên tới 5.000 MW, và sẽ lên tới 7.000 MW nếu các hồ thuỷ điện về mực nước chết (Ảnh: Cần Dũng) |
Nhiều tổ máy nhiệt điện than bị sự cố dài ngày (Vũng Áng 1 tổ, Phả Lại 1 tổ, Cẩm Phả 1 tổ, Nghi Sơn 2 1 tổ). Điển hình như ngày như 01/6, tổng công suất không huy động được từ các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc bị sự cố và suy giảm công suất lên đến 1.030 MW.
Như vậy, mặc dù nguồn nhiên liệu than cho phát điện đã được cấp tương đối đảm bảo nhưng cập nhật đến ngày 06/6/2023, nguồn nhiệt điện than miền Bắc chỉ huy động được 11.934MW chiếm 76,6% công suất lắp.
Để bổ sung nguồn cung cho miền Bắc, hệ thống truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc qua đường dây 500 kV Bắc-Trung luôn ở ngưỡng giới hạn cao, trong khi giới hạn tối đa từ 2.500 MW đến 2.700 MW. Điều này cũng dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ sự cố.
Theo ông Hoà, tổng công suất khả dụng của hệ thống điện miền Bắc (bao gồm cả điện nhập khẩu) có thể huy động để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện chỉ đạt mức 17.500-17.900 MW (khoảng 59,2% công suất lắp đặt). Công suất này đã bao gồm khoảng từ 2.500 đến 2.700 MW truyền tải từ miền Nam và miền Trung ra Bắc (cung đoạn đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh).
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện ở khu vực miền Bắc có thể lên mức 23.500 - 24.000 MW trong những ngày nắng nóng sắp tới. Như vậy, hệ thống điện miền Bắc sẽ thiếu hụt khoảng 4.350 MW với sản lượng không đáp ứng được trung bình ngày khoảng là 30,9 triệu kWh (ngày cao nhất có thể lên tới 50,8 triệu kWh).
Hệ thống điện miền Bắc đối mặt với nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày.
Trước tình hình có khả năng ảnh hưởng đến an toàn vận hành hệ thống điện, trong những ngày vừa qua EVN đã phải tiến hành điều tiết giảm phụ tải tại miền Bắc, ngày 05/6 tổng công suất phụ tải tiết giảm là 3.609 MW lúc 16h30, trong đó tiết giảm phụ tải công nghiệp lớn nhất khoảng 1.423 MW, tiết giảm phụ tải sinh hoạt lớn nhất là 1.264 MW.
Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN: Ở miền Nam và miền Trung hoàn toàn đảm bảo cung cấp điện, nhưng riêng miền Bắc còn nhiều khó khăn (ảnh Cần Dũng) |
Chia sẻ thêm thông tin, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN cho biế,t từ giữa tháng 4 đến nay, EVN gặp phải khó khăn trong đảm bảo cung cấp điện của khách hàng. Tập đoàn đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng chỉ đạo sát sao và kịp thời. Theo đó, TKV đã có nhiều nỗ lực đảm bảo cung cấp than cho vận hành nhà máy nhiệt điện than của EVN và các doanh nghiệp khác; PVN cũng tăng sản lượng cung cấp cho các nhà máy điện khí ở Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, giúp sản lượng tăng thêm.
Theo chỉ đạo Thủ tướng, EVN đã phối hợp với các tỉnh thành trong cả nước trong tiết kiệm điện và 63 tỉnh thành đã triển khai thực hiện. EVN phối hợp thông qua các Tổng công ty điện lực miền Bắc, TCT Điện lực Hà Nội và các địa phương để tiết giảm trong bối cảnh thiếu nguồn, tiết giảm hợp lý nhất phù hợp với tình hình địa phương.
“Ở miền Nam và miền Trung hoàn toàn đảm bảo cung cấp điện, nhưng riêng miền Bắc còn nhiều khó khăn” - ông Nhân nói thêm là từ nay cho đến khi nước về, EVN sẽ đảm bảo tốt nhất vận hành hệ thống, duy trì tốt nhất vận hành hệ thống điện quốc gia, vận hành an toàn khi nhu cầu phụ tải nắng nóng tiếp tục tăng cao nên có thời giảm không đáp ứng đủ, có thời gian phải tiết giảm điện.
“EVN mong khách hàng, người dân chia sẻ, thông cảm”, ông Nhân nói.
Liên quan đến Công điện số 517/CĐ-TTg về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành ngày 6/6, ông Trần Việt Hoà cho biết, ngay trong trưa ngày 7/6, Ban cán sự Đảng Bộ Công thương đã họp và phân công cụ thể các đơn vị thực hiện các vấn đề được giao trong công điện và sẽ có báo cáo Thủ tướng trong những ngày tới.
Ông Hoà cũng thừa nhận, dù nỗ lực hết sức thì việc thiếu điện cũng không thể biện minh được và là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cũng như của ngành điện. Vì vậy, thay mặt ngành điện, ông Hoà cũng mong các hộ tiêu thụ điện thông cảm.
-
Thứ trưởng Đỗ Thành Trung: Vượt thách thức, đưa ngành logistics Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
Tiến lên là chưa đủ, logistics Việt Nam cần bứt phá trước sự chuyển mình của thế giới -
Đất cho nhà ở thương mại được đề xuất thí điểm "mở rộng" đến đâu? -
Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024
-
Ban hành quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật từ ngày 1/1/2025 -
Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án -
Trình Quốc hội thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương -
Đề xuất mô hình chính quyền đô thị tại Hải Phòng: Không tổ chức HĐND quận, phường -
Thương mại toàn cầu biến đổi, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách, chiến lược kinh doanh thế nào -
Nuôi biển - thế mạnh của kinh tế biển Quảng Ninh -
Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng hai con số năm thứ 10 liên tiếp
-
1 Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 -
2 Hiệu chỉnh phương án đầu tư cao tốc Nam Định - Thái Bình -
3 Tháo điểm nghẽn để kéo giảm chi phí logistics -
4 TP.HCM: Dự án không khả thi vẫn nghiệm thu đầu tư và cho nhà thầu ứng tiền ngân sách -
5 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế