-
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân -
Phú Yên: Doanh thu các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp đạt 8.200 tỷ đồng -
Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná đạt mốc 1 triệu tấn hàng đầu tiên thông quan -
Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cảng An Thới về UBND tỉnh Kiên Giang -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Dù đưa vào sử dụng gần 9 năm nhưng nhà đầu tư Nút giao thông khác mức Ngã ba Huế vẫn chưa được thanh, quyêt toán. |
Bộ Giao thông vận tải cho biết nhận được phản ánh của cử tri TP. Đà Nẵng (thông qua công văn do Văn phòng Chính phủ chuyển đến) với nội dung, công trình nút giao thông khác mức Ngã ba Huế thuộc TP. Đà Nẵng đến nay đã đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng vẫn chưa thanh toán hết cho doanh nghiệp.
“Số nợ vay của dự án tiếp tục phát sinh thêm lãi suất gây ra rất nhiều khó khăn, tổn thất cho doanh nghiệp. Cử tri kiến nghị, Chính phủ quan tâm chỉ đạo xem xét, giải quyết dứt điểm”, nội dung kiến nghị.
Trước phản ánh trên, Bộ Giao thông vận tải thông tin, Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức Ngã ba Huế do UBND TP. Đà Nẵng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) với cơ chế Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư dự án bằng tiền sau khi hoàn thành việc xây dựng, chuyển giao.
Đến nay, Dự án đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng và đang trong giai đoạn thanh toán, quyết toán bằng tiền giá trị công trình BT theo hợp đồng dự án đã ký kết và các quy định của pháp luật liên quan.
Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông vận tải, trong quá trình thực hiện việc thanh toán, quyết toán bằng tiền giá trị công trình BT, do các quy định của pháp luật chưa có sự đồng bộ, thống nhất dẫn đến một số tồn tại, vướng mắc khi thực hiện thanh toán, quyết toán các khoản chi phí phát sinh sau giai đoạn xây dựng không có trong tổng mức đầu tư của dự án (lợi nhuận của nhà đầu tư, lãi vay trong thời gian chờ thanh toán...).
“Đây là các tồn tại, vướng mắc chung của các dự án BT thanh toán bằng tiền khi giải ngân các khoản chi không có trong tổng mức đầu tư của dự án trên phạm vi cả nước chứ không chỉ riêng dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức Ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng”, Bộ Giao thông vận tải đề cập.
Để xử lý các tồn tại, vướng mắc của các dự án BT, tại Thông báo số 477/TB-VPCP, ngày 20/11/2023 của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) năm 2022, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp để bổ sung hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là phải sửa đổi ngay các nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các Bộ.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định về đầu tư PPP, trong đó có nội dung liên quan đến xử lý các tồn tại về thanh, quyết toán của dự án BT; dự kiến sẽ trình Chính phủ xem xét trong quý II/2024.
Về phía Bộ Giao thông vận tải, Bộ này thông tin trong thời gian tới sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan, ban ngành trong quá trình xây dựng nghị định, báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành.
Nút giao thông khác mức ngã ba Huế được khởi công ngày 28/9/2013 và khánh thành vào ngày 29/3/2015. Dự án có tổng mức đầu tư trên 2050 tỷ đồng (trong đó có 80 tỷ đồng vốn từ ngân sách TP. Đà Nẵng để hỗ trợ giải phóng mặt bằng), theo hình thức hợp đồng BT do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (TrungNam Group) làm nhà đầu tư.
Sở Giao thông vận tải được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền thẩm tra hồ sơ quản lý dự án và thay mặt UBND. TP Đà Nẵng theo dõi, đôn đốc tiến độ, chất lượng dự án.
Theo tìm hiểu, số tiền thanh toán cho nhà đầu tư là hơn 1.982 tỷ đồng (không bao gồm 80 tỷ đồng). Trong đó, phần vốn chủ sở hữu của Trung Nam là 192,121 tỷ đồng, vốn vay và lãi vay thực hiện Dự án là hơn 1.790 tỷ đồng.
Tại thời điểm tháng 9/2023, nhà đầu tư thông tin Dự án chưa được quyết toán vốn dẫn đến số nợ vay của Dự án từ Ngân hàng SHB chưa trả được nên nhà đầu tư tiếp tục chịu thêm lãi suất phát sinh 51 tỷ đồng do nợ quá hạn.
Hiện nay, theo danh sách công khai quyết định cưỡng chế của Cục Thuế TP. Đà Nẵng, Công ty cổ phần Trung Nam đang bị cưỡng chế tài khoản với số tiền 583.038.091.449 đồng (thời gian có hiệu lực đến hết ngày 26/3/2024). Được biết, Công ty cổ phần Trung Nam bị cưỡng chế do nợ tiền sử dụng đất tại dự án bất động sản ở quận Liên Chiểu.
-
Sắp có khu công nghiệp 3.551 tỷ đồng tại Hải Phòng, khu công nghiệp 1.200 tỷ đồng tại Nghệ An -
Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cảng An Thới về UBND tỉnh Kiên Giang -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả