
-
Ngân hàng được làm đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ
-
Phân chia lại room tín dụng, ngân hàng khẳng định không cho vay bằng mọi giá
-
Thanh tra điều hành tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
-
Giá vàng quốc tế lập đỉnh mới, vàng miếng SJC chạm mốc 74 triệu đồng/lượng
-
Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM sụt giảm mạnh -
Kích cầu tín dụng: Ngân hàng than “một tay vỗ không nên tiếng”
VietinBank vừa công bố quyết định “tiếp nhận, bổ nhiệm Phó tổng giám đốc từ 11/10/2022 với ông Đỗ Thanh Sơn. Trước khi bổ nhiệm, ông Sơn là Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương.
Ông Sơn nguyên là Giám đốc Chi nhánh 11 của VietinBank. Năm 2015, Oceanbank bị kiểm soát đặc biệt và Ngân hàng Nhà nước mua lại, VietinBank được giao hỗ trợ quản lý điều hành. Khi đó, ông Sơn được điều về OceanBank làm Chủ tịch HĐTV.
Sau 7 năm thực hiện nhiệm vụ tại OceanBank, ông Sơn lại quay về VietinBank. Ông Sơn rời OceanBank trong bối cảnh ngân hàng này được đồn đoán sắp được chuyển giao bắt buộc cho MB.
Như vậy, tính đến thời điểm này VietinBank có 9 Phó tổng giám đốc, trong đó ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành.
Tại Đại hội cổ đông năm 2022, MB đã thông qua phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng.
Trước đó, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022 của OceanBank diễn ra đầu năm nay, ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội và ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban Điều hành, Giám đốc khối CIB Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tham dự.
Tại hội nghị này, lãnh đạo OceanBank cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là phối hợp với MB triển khai chương trình cho vay hợp vốn, kể cả cho vay bán lẻ; Nghiên cứu phát triển một số sản phẩm làm lợi thế cạnh tranh; vừa để thu hút khách hàng vừa để tăng thương hiệu trên thị trường tín dụng.
Trong khi đó, ông Lưu Trung Thái cho biết, việc hợp tác với OceanBank vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là cơ hội của MB. Theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước mà Chính phủ đã cho phép, MB sẽ phối hợp cùng OceanBank kiểm tra, hệ thống dữ liệu và xây dựng phương án trình Chính phủ.
Ông Thái cho hay, MB là một trong 7 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mời nhận chuyển giao bắt buộc và phương án của MB được chọn. Việc nhận chuyển giao bắt buộc là để mở rộng không gian tăng trưởng cho MB, ngân hàng hoàn toàn tự nguyện, không bị bắt buộc.
Về giá chuyển nhượng, lãnh đạo MB khẳng định mức giá nhận chuyển giao là 0 đồng, tuy nhiên, ngân hàng phải xử lý lỗ lũy kế. Điều kiện mà MB đưa ra là ngân hàng chuyển giao bắt buộc có số lỗ lũy kế dưới 20.000 tỷ đồng.
Ông Lưu Trung Thái cho hay, để giải quyết số nợ lũy kế này, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho MB vay một khoản tiền lãi suất 0%.
Theo tính toán của MB, ngân hàng chỉ mất 7-8 năm là có thể xử lý hết số lỗ lũy kế của ngân hàng chuyển giao bắt buộc. sau đó, ngân hàng này sẽ được xử lý theo 3 phương án: Sáp nhập vào MB để tăng quy mô tổng tài sản; bán cho nhà đầu tư khác hoặc IPO, thành lập một ngân hàng TMCP riêng.

-
Giải chạy “LPBank - Run4Change” lan tỏa tinh thần chuyển đổi mạnh mẽ và lối sống tích cực -
Giá vàng quốc tế lập đỉnh mới, vàng miếng SJC chạm mốc 74 triệu đồng/lượng -
Khơi dòng chảy vốn giá rẻ cuối năm -
Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM sụt giảm mạnh -
Kích cầu tín dụng: Ngân hàng than “một tay vỗ không nên tiếng” -
Từ 1/12/2023, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước -
Lôi kéo, hướng dẫn "bùng" nợ tín dụng tiêu dùng có thể bị xử lý
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM
-
UNIQLO tăng trưởng ấn tượng sau 4 năm kinh doanh tại Việt Nam
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị du lịch biển
-
Newtecons là tổng thầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến hiện tại thi công, bàn giao thành công dự án căn hộ hàng hiệu
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi