
-
Mỹ không vội đạt thỏa thuận, cứng rắn với thời hạn áp thuế mới vào ngày 1/8
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng -
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico
![]() |
Giao lộ của Đường SW 8 và Đại lộ Brickell tại khu trung tâm tài chính Brickell, bang Florida, Mỹ. Ảnh: Reuters |
Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm 2/5 ước tính nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 3,1% như năm ngoái và tăng nhẹ lên 3,2% vào năm tới. Như vậy, các dự báo này đều cao hơn dự báo mà OECD đưa ra hồi tháng 2, với mức tăng trưởng 2,9% cho năm nay và 3% vào năm tới.
OECD cho rằng lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến sẽ tạo tiền đề cho các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm nay, đồng thời thúc đẩy thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
Tuy nhiên, OECD cảnh báo về tốc độ phục hồi kinh tế rất khác nhau khi tổ chức này lưu ý rằng tình trạng trì trệ kéo dài ở châu Âu và Nhật Bản đang được bù đắp bởi sức tăng trưởng mạnh mẽ của Mỹ - nền kinh tế được dự báo đạt mức tăng trưởng 2,6% trong năm nay, thay vì ước tính trước đó là 2,1%.
Năm 2025, kinh tế Mỹ được dự báo đạt tăng trưởng 1,8%, cao hơn mức tăng trưởng 1,7% được dự báo hồi tháng 2.
Được thúc đẩy bởi các kích thích tài chính, nền kinh tế Trung Quốc cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến với mức tăng trưởng hiện được dự báo là 4,9% trong năm 2024 và 4,5% vào năm 2025, cao hơn mức tăng trưởng lần lượt là 4,7% và 4,2% được dự báo hai tháng trước.
Tại Nhật Bản, thu nhập tăng lên, chính sách tiền tệ nới lỏng và cắt giảm thuế tạm thời sẽ giúp tốc độ tăng trưởng của nước này tăng từ 0,5% vào năm 2024 lên 1,1% vào năm 2025, cao hơn mức tăng 1% được dự báo trước đó cho cả hai năm.
Trong khi đó, sự suy yếu của kinh tế Đức sẽ tiếp tục đè nặng lên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khi tốc độ tăng trưởng của khối này được dự đoán sẽ tăng từ 0,7% trong năm nay lên 1,5% vào năm tới do lạm phát thấp hơn sẽ thúc đẩy sức mua của các hộ gia đình và mở đường cho việc cắt giảm lãi suất. OECD trước đó đã dự báo tăng trưởng của Eurozone đạt 0,6% trong năm nay và 1,3% vào năm 2025.
Trái lại, nền kinh tế Anh là một trong số ít bị hạ cấp triển vọng khi OECD dự báo nền kinh tế này chỉ tăng 0,4% trong năm nay, thay vì mức tăng 0,7% được dự báo trước đó. Nếu lãi suất bắt đầu giảm từ quý III năm nay, tăng trưởng của Vương quốc Anh sẽ tăng lên 1% vào năm 2025, cao hơn mức tăng trưởng 1,2% được dự báo vào tháng 2.

-
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành Đạo luật về tiền điện tử stablecoin -
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ -
Lạm phát lõi của Nhật Bản hạ nhiệt trong tháng 6 -
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành -
Thuế quan đè nặng xuất khẩu của Nhật Bản, làm dấy lên nỗi lo suy thoái kinh tế -
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển