-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Đền ơn đất Mẹ
Mang hai dòng máu Ấn Độ - Việt Nam, sau hơn 40 năm định cư tại Canada, ông Bùi cảm thấy sự đóng góp của mình cho quê hương thứ hai này dường như đã trọn vẹn. Mười năm trước, ông đã mua đất, xây nhà tại Chợ Gạo (Tiền Giang), chuẩn bị một nơi nghỉ hưu và chính thức trở về Việt Nam từ năm 2015.
Khi đến khu vực trồng ca cao tại đây, ông chứng kiến cảnh người dân chặt bỏ cây ca cao vì không có đầu ra. Bản thân có một công ty cơ khí tại Canada và từng học chuyên ngành thực phẩm tại đây, ông Bùi quyết định thu mua ca cao cho nông dân, dù chưa định hình được sẽ sản xuất hay tiêu thụ ra sao. “Tôi xót xa khi người nông dân quá cực khổ. Không hứa hẹn gì nhiều, tôi chỉ nói, nếu mọi việc thuận lợi, tôi sẽ mua ca cao đúng với giá trị vốn có của nó”, ông Bùi Durassamy kể lại.
. |
Trong quá trình làm sô-cô-la, có hai công đoạn rất quan trọng. Thứ nhất, người nông dân phải biết lên men đúng cách, đúng ngày, đúng giờ, đúng nhiệt độ để ca cao đạt chất lượng. Thứ hai, khâu nghiền tại nhà máy phải cẩn thận và kỹ lưỡng, đảm bảo khi ăn sô-cô-la, không phải nhai mà vẫn cảm thấy mềm, mịn, không lợn cợn.
Ông không phải người đầu tiên sản xuất sô-cô-la tại Việt Nam mà đã có hai người Pháp tạo nên sản phẩm với biệt danh “socola ngon nhất thế giới”, hay một người Bỉ đã làm từ năm 1985... “Tại sao tôi biết làm sô-cô-la, đồng bào tôi trồng ca cao mà tôi không làm, lại để người nước ngoài vào đây và lấy đi danh hiệu ấy”, ông tự đặt câu hỏi cho bản thân.
Ông quyết tâm bao nhiêu thì người thân ông phản đối bấy nhiêu, bởi tuổi đã cao, ông lại không có họ hàng thân thích tại Việt Nam. Khó khăn chồng chất khi vừa bắt đầu sản xuất những mẻ đầu tiên, mưa liên tục khiến ca cao không thể lên men đạt chất lượng.
Thêm vào đó, dù bỏ ra hơn 20 triệu đồng để đặt một kỹ sư cơ khí chế tạo máy bóc vỏ ca cao, nhưng đến khi vận hành, máy lại không đạt yêu cầu. Ông ngậm ngùi tự tháo và lắp lại dựa trên sự hiểu biết bản thân. Không nhớ phải mất bao nhiêu lần tháo, lắp, bao lần sản xuất sô-cô-la không đạt, ông chỉ nhớ, những thanh sô-cô-la đầu tiên đều được gửi đến tận tay nông dân trồng ca cao.
Nhiều lần muốn từ bỏ
Quy trình sản xuất sô-cô-la có thể tạm gói gọn trong 12 bước cơ bản: thu hoạch trái ca cao, lên men hạt, phơi khô và dự trữ hạt, thử nghiệm và làm sạch hạt, rang hạt, cán bể và đãi vỏ, lấy nhân hạt, xay nhân hạt thành ca cao nhão. Sau đó, nếu làm sô-cô-la, cần phối trộn, nghiền mịn tối đa, ổn định nhiệt, đổ khuôn, cuối cùng là đóng gói. Còn nếu sản xuất bột ca cao, từ ca cao nhão ép thành bánh, sau đó xay mịn, sàng lọc thành bột ca cao và đóng gói.
Vì sao ông lại đặt tên thương hiệu của lần khởi nghiệp này là Kimmy’ Chocolate?
Vợ tôi phản đối nhiều, nên tên thương hiệu cũng là tên bà ấy (từ tên đệm của vợ là Nguyễn Kim Nguyệt và thêm âm “my” như thói quen tên gọi phương Tây - PV). Tôi muốn làm một điều gì đó để tặng vợ mình.
Mục đích làm sô-cô-la của ông là gì?
Tôi muốn người Việt Nam nào cũng được ăn sô-cô-la.
Hiện tại, kênh phân phối của Kimmy’ Chocolate còn rất hạn chế?
Đúng vậy. Ngoài các loại sô-cô-la đang có, bao gồm sô-cô-la đen, sô-cô-la sữa và một số sô-cô-la có nhân sắp tới sẽ được phân phối tại một số nhà hàng Pháp Le Maison ở TP.HCM và Hà Nội, chúng tôi sẽ sớm cho ra mắt các sản phẩm mỹ phẩm từ ca cao, hay bột ca cao làm bánh...
Cũng không ít lần ông muốn từ bỏ sự nghiệp với sô-cô-la, bởi tự hỏi rằng, vì sao phải mang thân già làm những việc chưa biết kết quả ra sao, không ai giúp đỡ. Nhưng rồi, ra đường la hét cho đến khi hết bực dọc, ông lại quay về tìm cách giải quyết... Cứ như thế, đến nay thương hiệu Kimmy’s Chocolate đã tồn tại hơn 6 tháng trên thị trường. Dù sản lượng cũng như kênh phân phối còn hạn chế, nhưng ít nhất, ông cũng cho người dân tại đây biết rằng, ca cao là nguyên liệu làm ra sô-cô-la, chứ không phải một nguyên liệu xa xỉ nào khác.
Theo ông Bùi Durassamy, sô-cô-la ngon phải đảm bảo 3 yếu tố: không thêm bất cứ nguyên phụ liệu gì ngoài sô-cô-la (ngoại trừ sữa và đường); khi đưa vào miệng, sô-cô-la phải tự tan, lưỡi cảm nhận được sự mịn màng; khi bẻ từng thanh phải nghe tiếng tách.
Là người thuần về sản xuất, ông Bùi sẽ còn cần nhiều sự trợ giúp về kinh doanh để mỗi ngày, 100 kg sô-cô-la thành phẩm có thể tiêu thụ hết.
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hợp tác thực hiện chuyên mục này
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu