Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law: Áp lực vấn đề pháp lý "hậu M&A" rất lớn
Việt Dũng - 24/11/2020 16:24
 
Theo ông Khương, những vấn đề hậu M&A hiện nay khá phức tạp, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến pháp lý.

Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law chia sẻ tại diễn đàn
Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law chia sẻ tại diễn đàn (Ảnh: Lê Toàn)

Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020, ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law cho biết, để một thương vụ M&A thành công là sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của các bên. Tuy nhiên, những vấn đề hậu M&A hiện nay khá phức tạp, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến pháp lý.

Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, ông Khương cho biết, đơn cử như lao động, khi xuất hiện chủ mới thì người lao động cũ sẽ cảm thấy "xốn xang". Vấn đề thứ 2 là tài chính, công nợ hoặc việc đảm bảo quyền lợi với bên thứ 3. Bên cạnh đó, việc thẩm định pháp lý trước khi M&A, việc này không thể lường trước được mà luôn có khoảng trống nhất định để các bên giải quyết sau M&A.

“Ví dụ như công ty đang rao bán có hành vi vi phạm pháp luật nào đó nhưng không nói với bên mua, sau khi M&A thành công thì đây sẽ là áp lực cho chủ mới”, ông Khương nói.

Theo ông Khương, vấn đề đáng lưu tâm nữa sau mỗi thương vụ M&A là sự hợp tác giữa bên mua và bên bán không được được mặn mà như trước nước. Ví dụ như trước khi bán, bên bán tìm cách chuyển đổi những lĩnh vực tiềm năng sang công ty khác khiến chủ mới gặp khó khăn trong vận hành công ty. 

Hoặc gặp vấn đề không thể xử lý nữa thì 2 bên đưa nhau ra tòa, khi ra tòa thì 1 trong 2 bên phải mua lại phần vốn, vậy điều gì xảy ra khi bên mua lại không đủ năng lực tài chính.

Ngoài ra, trong lĩnh vực năng lượng đang được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đặc biệt nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc…, thì vấn đề pháp lý cho một dự án sạch cũng là điểm cần giải quyết.

“Dù đã có nhiều điều khoản góp vốn ban đầu, nhưng thực tế pháp lý vẫn là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các bên trong mỗi thương vụ M&A. Có không ít trường hợp, bên mua thì luôn muốn tìm được dự án sạch, còn bên bán thì lại tìm cách gây cản trở. Điều này khiến việc đưa ra quyết định phải mất nhiều thời gian hơn”, Giám đốc Công ty ASL Law nhấn mạnh.

Toàn cành Diễn đàn M&A Việt Nam 2020
Toàn cành Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 (Ảnh: Lê Toàn)

Đưa ra nhận định về thị trường M&A trong thời gian tới, ông Khương cho biết, mặc dù tỷ lệ M&A 2020 hiện tại chỉ bằng 48% so với cùng kỳ, nhưng vẫn được đánh giá là thị trường tích cực và nhiều tiềm năm. Dự kiến năm 2021, Việt Nam là 1 trong 20 quốc gia đứng đầu về M&A. 

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn kỳ vọng đầu tư vào Việt Nam. Những nhà đầu tư vẫn đến từ những quốc gia thân thuộc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc, Singapore… Thậm chí, các nhà đầu tư trong nước cũng sẵn sàng ra nước ngoài tìm kiếm dự án để M&A. Điều này sẽ giúp cho thị trường M&A 2021 khởi sắc.

“Tôi kỳ vọng xu thế mới là trong thời gian tới sẽ được chứng kiến những cuộc chơi, những thương vụ lớn đến từ doanh nghiệp việt Nam. Điều này không chỉ tạo tiếng vang lớn mà còn thể hiện năng lực tài chính cũng không thua kém gì các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Khương nhấn mạnh.

M&A trong khởi nghiệp sáng tạo tích trữ sức nóng để trỗi dậy
Cơ hội mua bán - sáp nhập (M&A) trong khởi nghiệp sáng tạo, trong các ngành công nghệ mới đang được tạo nền tảng quan trọng để bước vào chu kỳ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư