
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Bể chứa dầu tại một nhà máy dầu khí ở Khor al-Zubair, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN |
Tại cuộc họp trực tuyến ngày 4/8, Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (còn gọi là OPEC+) đã quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng hiện nay của liên minh này, sau khi Saudi Arabia thông báo sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng tự nguyện đến hết tháng 9/2023.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp trực tuyến, Ủy ban trên nêu rõ sẽ tiếp tục đánh giá cẩn thận các điều kiện thị trường, đồng thời kêu gọi các nước thành viên tuân thủ đầy đủ cam kết cắt giảm sản lượng.
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Saudi Arabia thông báo sẽ cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày đến hết tháng 9, tức kéo dài thêm một tháng so với trước. Quốc gia xuất khẩu dầu thô hàng đầu trong OPEC này còn nói sẽ tiếp tục cân nhắc gia hạn thêm hoặc cắt giảm sâu hơn nếu cần thiết. Nga cũng tuyên bố sẽ giảm khoảng 300.000 thùng dầu xuất khẩu/ngày trong tháng 9 để góp phần cân đối thị trường dầu mỏ, còn Algeria tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng 20.000 thùng/ngày ngay trong tháng 8 này.
OPEC+ đã đạt được nhất trí về việc hạn chế nguồn cung tại cuộc họp chính sách hồi tháng 6 vừa qua. Mức cắt giảm sản lượng của OPEC+, không bao gồm số cắt giảm tự nguyện bổ sung nói trên, đã lên tới 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương 3,6% nhu cầu toàn cầu.
Nguồn cung dầu mỏ bị thắt chặt đã khiến giá mặt hàng này tăng hơn 14% trong tháng 7 và hiện được giao dịch ở mức gần 86 USD/thùng. Ngoài lo sợ về nguồn cung ít thì nhu cầu tăng cũng đã góp phần nâng giá dầu trong bối cảnh những lo ngại về tác động của lãi suất tăng và lạm phát cao đối với đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang dần hạ nhiệt.

-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao