
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Xe chở dầu tại nhà máy lọc dầu ở Jeddah, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN |
Cụ thể, Saudi Arabia tuyên bố sẽ gia hạn lênh cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày, thêm một tháng nữa, đến hết tháng 8/2023, đồng thời cũng báo hiệu việc cắt giảm có thể kéo dài sang tháng sau đó.
Ngay sau thông báo của Saudi Arabia, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Moskva cũng sẽ cắt giảm xuất khẩu 500.000 thùng dầu/ngày trong tháng 8/2023.
Cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Algeria thông báo sẽ cắt giảm sản lượng dầu thêm 20.000 thùng/ngày trong tháng 8/2023, để hỗ trợ các nỗ lực của Saudi Arabia và Nga, nhằm cân bằng và ổn định thị trường dầu mỏ. Số lượng cắt giảm tự nguyện sẽ nằm ngoài mức giảm khai thác 48.000 thùng/ngày mà Algeria đã quyết định vào tháng 4/2023.
Việc cắt giảm lên tới 1,5% nguồn cung dầu toàn cầu và nâng tổng số cam kết của OPEC+ lên 5,16 triệu thùng/ngày. Đây là những động thái mới nhất của các thành viên OPEC+ nhằm ổn định thị trường "vàng đen". Bộ trưởng Dầu mỏ Libya ((Li-bi) Mohamed Oun đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Saudi Arabia và cho biết điều này sẽ có "tác động tích cực đến sự cân bằng thị trường giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng và nền kinh tế toàn cầu".
Từ tháng 11/2022, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC+, đã tiến hành cắt giảm nguồn cung để đẩy giá dầu tăng. Động thái này xuất hiện trong bối cảnh nhu cầu của Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới - suy yếu và nguồn cung của Mỹ tăng đáng kể. Tuy nhiên, các kết quả cho thấy hành động của OPEC+ chưa đem lại hiệu quả cao, giá dầu vẫn giao động quanh ngưỡng 70 - 80 USD/thùng.
Tại cuộc họp ở Vienna (Áo) ngày 4/6, OPEC+ đã nhất trí điều chỉnh sản lượng khai thác ở mức 40,46 triệu thùng/ngày trong cả năm 2024. OPEC+ cho rằng sự thay đổi này phù hợp với cam kết liên tục của hiệp hội và các đối tác bên ngoài, dẫn đầu là Nga, “nhằm hướng đến và duy trì thị trường dầu mỏ ổn định, đồng thời đưa ra định hướng dài hạn cho thị trường”, trong đó, có tính đến cách tiếp cận chủ động và đón đầu thành công của những năm trước
Chung động thái với OPEC+, Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cho hay nước này sẽ thực hiện cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm 1 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2023, và sẽ gia hạn nếu cần thiết.

-
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao