
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
![]() |
Quang cảnh cơ sở khai thác khí tự nhiên Bin Omar của Công ty khí đốt Basra, phía Bắc cảng Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN |
Nhiều nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, hay còn được gọi là OPEC+, ngày 3/12 cho biết OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu ở mức khiêm tốn từ tháng 1/2021 lên thêm 500.000 thùng/ngày, song không đạt được thỏa hiệp về chính sách dài hạn và rộng rãi hơn trong thời gian còn lại của năm tới.
Sự điều chỉnh trên có nghĩa là OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng 7,2 triệu thùng/ngày - tương đương 7% nhu cầu toàn cầu - từ tháng 1/2021, thấp hơn so với mức cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày hiện nay.
Các biện pháp hạn chế đang được thực hiện để đối phó với tình trạng sụt giảm nhu cầu dầu mỏ trong bối cảnh làn sóng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thứ hai đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Cùng ngày, Bộ Năng lượng Kazakhstanra thông báo xác nhận việc OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày vào tháng 1 tới.
Ngoài ra, OPEC+ đã nhất trí nhóm họp hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1/2021, để quyết định chính sách của liên minh này.
OPEC+ trước đó được cho là sẽ kéo dài các đợt cắt giảm sản lượng hiện tại cho đến ít nhất là tháng 3/2021.
Tuy nhiên, sau khi những hy vọng và tín hiệu tích cực về một số loại vắc-xin ngừa COVID-19 được cấp phép đã thúc đẩy một đợt tăng giá dầu vào cuối tháng 11/2020, một số nhà sản xuất bắt đầu đặt câu hỏi về sự cần thiết của yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chính sách dầu mỏ theo chủ trương của quốc gia đứng đầu OPEC là Saudi Arabia.
Theo các nguồn tin trên, Nga, Iraq, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ở một mức độ nhất định đều bày tỏ sự quan tâm đến việc cung cấp thêm dầu ra thị trường trong năm 2021.
Bốn nguồn tin từ OPEC+ cho biết liên minh này sẽ nhóm họp hàng tháng để quyết định những chính sách về sản lượng sau tháng 1/2021 và mức tăng hàng tháng được cho là khó có thể vượt quá 500.000 thùng/ngày.
OPEC+ phải đạt được sự cân bằng, cho dù là mong manh, giữa việc đẩy giá dầu lên đủ để giúp củng cố ngân sách của các quốc gia thành viên, nhưng không quá nhiều để khiến sản lượng của đối thủ Mỹ tăng vọt. Giá dầu đá phiến của Mỹ có xu hướng tăng trên 50 USD/thùng.
Những cuộc họp hàng tháng của OPEC+ được cho là sẽ khiến giá cả thị trường biến động mạnh hơn và làm phức tạp thêm việc bảo hiểm rủi ro cho các nhà sản xuất dầu của Mỹ.
Giá dầu thô ít thay đổi sau quyết định của OPEC+ và duy trì ở mức khoảng 48 USD/thùng.

-
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế quan đối với Trung Quốc -
Ông Donald Trump muốn EU tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Mỹ -
Cuba đầu tư hơn 90 dự án điện mặt trời, nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản