
-
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD
-
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp
-
Bộ Tài chính nói Bộ Công thương quản lý xăng dầu là phù hợp
-
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm
-
Nhìn lại một năm nhiều dấu ấn đáng nhớ của Toyota Việt Nam -
Ông Bùi Thành Nhơn chính thức dẫn dắt Novaland với cương vị Chủ tịch HĐQT
Theo Bộ Công thương, Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công Thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế, lĩnh vực môi trường...
![]() |
Đây được cho là một hoạt động hết sức cần thiết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam đã tham gia vào một loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Trên cơ sở đề xuất của 55 cơ quan, tổ chức xét chọn (bao gồm các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương tỉnh, thành phố), Bộ Công Thương đã xét chọn được 268 doanh nghiệp (tương đương với 277 lượt doanh nghiệp theo 25 ngành hàng).
Trước đó, Danh sách sơ tuyển “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2019 đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương để tham khảo ý kiến công luận.
Bộ Công Thương cũng hy vọng các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực, phát huy thành tích trong thời gian tới để khẳng định vị trí của mình trong cộng đồng doanh nghiệp thế giới.
![]() |
Khai thác dầu từ mỏ Bạch Hổ. Ảnh st |
Trong danh sách Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019 có 11 doanh nghiệp ngành cà phê, 22 doanh nghiệp ngành cao su, 12 doanh nghiệp ngành chè, 38 doanh nghiệp ngành thủy sản, 26 doanh nghiệp gạo, 13 doanh nghiệp hạt điều, 15 doanh nghiệp ngành hạt tiêu, 19 doanh nghiệp ngành rau củ quả, 4 doanh nghiệp ngành sữa, 9 doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ, 1 doanh nghiệp ngành cáp điện, 28 doanh nghiệp ngành dệt may, 6 doanh nghiệp dược và y tế, 3 doanh nghiệp điện thoại và linh kiện, 4 doanh nghiệp giày dép, 4 doanh nghiệp bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, 3 doanh nghiệp máy vi tính và linh kiện điện tử, 10 doanh nghiệp chất dẻo, 7 doanh nghiệp cơ khí, 9 doanh nghiệp ngành gỗ, 10 doanh nghiệp vật liệu xây dựng, 6 doanh nghiệp xơ sợi dệt, 2 doanh nghiệp ngành giấy, 2 doanh nghiệp túi xách - vali - ô dù - mũ và 13 doanh nghiệp các mặt hàng khác.
Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp có số má về kim ngạch xuất khẩu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty liên doanh Việt - Nga Viesovpetro hay Công ty Honda Việt Nam... lại không thấy có tên trong danh sách năm 2019 cũng như năm 2018 trước đó.

-
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm -
Nhìn lại một năm nhiều dấu ấn đáng nhớ của Toyota Việt Nam -
Doanh nghiệp ghi nhận kết quả đột biến nhờ bán tài sản -
Ông Bùi Thành Nhơn chính thức dẫn dắt Novaland với cương vị Chủ tịch HĐQT -
Một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ -
Diễn đàn Kết nối nông sản 970 cần đáp ứng cao hơn nhu cầu của doanh nghiệp -
EVN lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng năm 2022, đề xuất thêm giải pháp ngoài tăng giá điện
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)