-
Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử -
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu
CEO Phạm Thanh Toàn (đứng giữa). |
Thấu hiểu nỗi niềm của nông dân
Những ngày học thạc sĩ chuyên ngành trí tuệ nhân tạo (AI) tại Nhật Bản, theo dõi tin tức từ quê nhà, thấy cảnh nông dân trong nước “khóc ròng” bên ruộng dưa hấu, vườn thanh long… vì điệp khúc “được mùa, mất giá”, Phạm Thanh Toàn tự hỏi: “Phải làm gì để xoa dịu nỗi đau này? Anh nhanh chóng tìm ra câu trả lời: “Chỉ có áp dụng công nghệ tiên tiến vào canh tác mới thay đổi được tình hình”.
Toàn dành thời gian tìm hiểu và thấy rằng, tại Nhật Bản, công nghệ được sử dụng nhiều trên các cánh đồng lúa mẫu lớn. Trong đó, chỉ riêng khâu phun thuốc bảo vệ thực vật, nếu sử dụng UAV, thì có thể tăng hiệu suất gấp 50 lần so với cách làm thủ công truyền thống, lại còn tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật, không gây hại cho sức khỏe người lao động và tạo ra sản phẩm sạch với năng suất cao.
Giấc mơ sản xuất UAV cho nông dân Việt Nam lớn dần trong tâm trí của Toàn. Năm 2018, Toàn về quê ăn Tết thì gặp người bạn phổ thông là Trần Phi Vũ đang làm luận án tiến sĩ chuyên ngành UAV tại Đại học New South Wales (Australia). Rất nhanh chóng, hai người tìm được tiếng nói chung là nghiên cứu, sản xuất thiết vị UAV hiện đại hóa nông nghiệp.
Công ty cổ phần Công nghệ thông minh MiSmart năm 2019 tại TP.HCM ra đời từ sự đồng thuận đó. Để thực hiện Dự án chế tạo những chiếc UAV chuyên dụng, ứng dụng cho nhiều lĩnh vực, bắt đầu là nông nghiệp, MiSmart phải thực hiện 2 nhiệm vụ: chụp ảnh khảo sát thăm đồng, mapping để quản lý mùa vụ, dữ liệu canh tác và theo dõi sinh trưởng, sức khoẻ cây trồng; phun thuốc bảo vệ thực vật, tưới phân bón, gieo sạ, rải hạt...
“MiSmart hướng đến số hóa bản đồ nông nghiệp Việt Nam, kiểm soát canh tác bằng nhật ký canh tác số (cơ sở dữ liệu về nơi canh tác từng loại cây trồng, thời gian thu hoạch, sản lượng…) phục vụ việc truy xuất nguồn gốc và giải quyết vấn đề năng suất lao động của nông dân để giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho nông sản”, Toàn cho biết.
Trong quá trình nghiên cứu, chế tạo sản phẩm, đội ngũ MiSmart gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ đơn giản việc mua linh kiện, thiết bị cũng không đơn giản, vì trong nước không có nơi sản xuất, đặt mua từ nước ngoài thì bị từ chối vì số lượng quá ít. Ngoài ra còn những khó khăn trong thử nghiệm bay, xin giấy phép, tổ chức sản xuất...
Nhưng vượt qua tất cả, MiSmart đã làm chủ được việc sản xuất bộ phận cơ khí, khung carbon và phần mềm UAV, thậm chí đã tiến hành nghiên cứu việc sản xuất pin tại Việt Nam. Từ năm 2020, những mẫu UAV đầu tiên của MiSmart là Demeter VS20 đã ra đời, được sản xuất từ sợi carbon fiber, nhẹ hơn nhôm và có khả năng nâng được 22 kg vật nặng. Sản phẩm có thể sử dụng ở chế độ tự động, bán tự động hoặc bằng tay; được thiết kế chống bụi, chống nước; cũng có thể gấp gọn lại sau khi sử dụng.
Các mẫu UAV của MiSmast giúp năng suất làm việc gấp khoảng 25 lần so với cách làm truyền thống. Đơn cử với việc phun thuốc trừ sâu, bình thường mỗi ngày, một nông dân phun thủ công chỉ được khoảng 2-3 ha, nhưng sử dụng UAV thì phun được tới 50 ha. Người lao động lại không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu, nên không bị nhiễm hoá chất độc hại.
UAV của MiSmast cũng giúp tối ưu hiệu quả trị bệnh cho cây trồng, giảm tới 30% lượng thuốc và 90% lượng nước sử dụng, không gây thất thoát lúa và hoa màu do bị giẫm đạp, giảm được 12 - 15% chi phí sản xuất. Đặc biệt, sản phẩm có khả năng dập dịch nhanh trên diện tích lớn với tốc độ phun 20 phút/ha, phun tưới chính xác, chất lượng nông sản đồng đều, tránh tồn dư hóa chất trên sản phẩm sau thu hoạch, thuận lợi cho việc liên kết tiêu thụ cũng như xuất khẩu.
Điều Toàn hài lòng là chính nhờ việc này mà nông sản giảm được dư lượng thuốc trừ sâu, tăng giá trị, đáp ứng đúng và đủ các các yêu cầu của GlobalGAP, xuất khẩu svới giá cao hơn. Về lâu dài, đây là giải pháp hoàn hảo cho tình trạng thiếu hụt lao động trong nông nghiệp hiện nay, do xu hướng dịch chuyển lao động sang khu vực công nghiệp và hiện trạng già hóa dân số.
Viết tiếp giấc mơ hiện đại hóa ngành nông nghiệp
“Để tiết kiệm chi phí cho sản phẩm, chúng tôi không sử dụng camera AI mà là camera có độ phân giải cao giá rẻ. Sau khi UAV chụp ảnh gửi về máy chủ, hình ảnh sẽ được ứng dụng AI phân tích để tìm ra điểm bất thường, nhận dạng vùng sâu bệnh, xác định bệnh của cây trồng mà mắt thường khó làm được”, Toàn giải thích.
“Linh hồn” của thiết bị là phần mềm bay, quản lý bay và xử lý dữ liệu, được nghiên cứu và phát triển hoàn toàn bởi MiSmart. Phần mềm được thiết kế phù hợp với điều kiện canh tác ở Việt Nam. Giao diện và hướng dẫn đều bằng tiếng Việt, đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng. Thời gian bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhanh và rất thuận tiện, vì MiSmart làm chủ toàn bộ thiết kế, sản xuất phần cứng và phần mềm”, Toàn cho biết.
Năm 2020, các sản phẩm của MiSmart bắt đầu được thương mại hóa. Chỉ 6 tháng sau, hơn 100 sản phẩm đã được cung cấp cho những khách hàng là các đơn vị cung cấp dịch vụ phun tưới, trang trại, công ty, hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước... Nhiều trang trại, công ty trồng cây công nghiệp có độ cao trên 10 m bị sâu rầy phá hoại mà không phun thuốc thủ công được đã xem MiSmart như “vị cứu tinh”.
Toàn cho biết, do đòi hỏi đặc thù về trình độ của người điều khiển UAV, khách hàng chủ yếu của MiSmart không trực tiếp là nông dân, mà là các tập đoàn nông nghiệp, công ty dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã... MiSmart cũng được thiết kế “may đo” cho các vùng chuyên canh để hoạt động hiệu quả nhất.
Thị trường lớn của MiSmart là Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những cánh đồng mẫu lớn. Ở miền Bắc, MiSmart tập trung vào các đồi chè. Sắp tới, MiSmart sẽ phát triển một mẫu UAV dành riêng với những cánh đồng cà phê tại Tây Nguyên”, Toàn cho biết.
Với Toàn và MiSmart, UAV chỉ là hành trình đầu tiên thực hiện giấc mơ hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam. MiSmart đang hướng tới sản xuất, số hóa máy cày, máy gặt, xe phun xịt tự động. MiSmart cũng đang triển khai dự án cung cấp các sản phẩm tàu ngầm lặn cho các bể nuôi thủy sản ngoài biển giúp quan sát, theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của tôm, cá...
Cùng với lĩnh vực nông nghiệp, MiSmart đang sản xuất và sẽ thương mại hóa các dòng sản phẩm UAV giám sát để phục vụ các lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, quản lý thiên tai; theo dõi các hệ thống truyền tải điện và viễn thông; kiểm tra an toàn xây dựng, giao thông; bảo vệ tài nguyên môi trường như đất, nước rừng, khoáng sản...; xây dựng bản đồ địa lý. Gần đây nhất, MiSmart đã phối hợp cùng một đơn vị để trồng rừng bằng cách rải hạt từ UAV.
Trong tương lai không xa, MiSmart có thể vươn đến lĩnh vực logistics và taxi bay. Toàn ý thức được rằng, hành trình thực hiện giấc mơ lớn đó không hề dễ dàng, nhất là nếu muốn sản xuất số lượng lớn, giá thành rẻ. Hiện tại, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn chưa phát triển và MiSmart muốn tìm kiếm các đối tác có trụ sở tại Việt Nam để giải quyết bài toán này.
MiSmart đã được cộng đồng, các bộ, ngành, doanh nghiệp ghi nhận với Giải nhất Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia (Viet Solutions 2020). Tháng 5/2021 , MiSmart tiếp tục trở thành 1 trong 5 start-up thắng cuộc của Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ trí tuệ nhân tạo “AI Accelerator Challenge 2021” (AAC 2021).
Với những gì đã làm được, MiSmart đã chứng minh rằng, chỉ cần có ý chí quyết tâm, một khát vọng đủ lớn, dám suy nghĩ, dám hành động, thì thành công sẽ đến. MiSmart đã góp phần hiện thực hóa giấc mơ chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Còn với Toàn và cộng sự, họ sẽ tiếp tục giấc mơ, tiếp tục khát vọng đưa nền nông nghiệp Việt Nam cất cánh, sánh vai với các nước phát triển, dù chặng đường phía trước còn lắm gian nan…
-
Samsung tiếp tục nuôi dưỡng nhân tài công nghệ cho Việt Nam -
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
1C Việt Nam và AED chung tay hỗ trợ 300 doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam