
-
Đại sứ Mỹ tin tưởng đàm phán thuế quan sẽ đạt kết quả tích cực
-
Tạo ra những xung lực mới trong hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga
-
Tổng Bí thư Tô Lâm đến Baku, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan
-
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận viết thư cảm ơn doanh nghiệp về kết quả cải cách hành chính
-
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025 -
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức
|
|
Theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013, hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng. (Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa) |
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, về vi phạm tuyển, quản lý lao động, Nghị định mới bổ sung quy định phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây: 1- Không thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động hoặc thông báo ít hơn 5 ngày làm việc trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động hoặc thông báo không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; 2- Không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 1- Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động; 2- Không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
Với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
Nghị định mới cũng bổ sung xử phạt vi phạm hành chính về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Theo đó, Nghị định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 1- Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; 2- Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động; 3- Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; 4- Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn; 5- Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động.
Mức phạt vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được Nghị định bổ sung. Cụ thể, hành vi sử dụng người lao động Việt Nam nhưng không báo cáo tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng.
Đồng thời, nếu sử dụng người lao động Việt Nam mà không thông báo bằng văn bản kèm bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam cho tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng.

-
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025 -
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức -
Xử lý nghiêm các bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch năm 2025 -
Không tổ chức cấp huyện, khi xã cần thì tỉnh hỗ trợ ra sao? -
Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng -
Để Đồng Tháp là “nơi doanh nghiệp thấy được cơ hội, người dân thấy được niềm tin” -
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư