Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Phân bổ chi phí dự phòng không dùng đến vào mục nào?
Anh Ngọc - 31/01/2019 07:34
 
Theo quy định, chi phí dự phòng không sử dụng đến được phân bổ vào phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu gồm hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác...
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Hồ Thị Đào Mai (TP. Hà Nội) đặt câu hỏi như sau: Dự án mua hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, trong tổng mức đầu tư có dự phòng một khoản biến động tỷ giá là 500 triệu đồng. Tại bước lập dự toán, tỷ giá không có biến động, nên dự toán vẫn bao gồm 500 triệu đồng dự phòng nêu trên. Tại bước kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự kiến tỷ giá sẽ không thay đổi, vì vậy bên mời thầu quyết định sẽ không đưa 500 triệu đồng trên vào giá gói thầu.

Tôi xin hỏi, 500 triệu đồng này thuộc phần nào trong Bảng số 5 (tổng giá trị các phần công việc)? Về ngôn ngữ trong chỉ định thầu nước ngoài: Khi thực hiện một gói chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu này có khả năng hiểu tiếng Việt, nhà thầu không cần hồ sơ yêu cầu tiếng Anh, chỉ cần hồ sơ yêu cầu tiếng Việt. Vậy, nếu chỉ phát hành hồ sơ yêu cầu tiếng Việt thì có vi phạm Luật Đấu thầu không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2, Điều 43 Luật Đấu thầu quy định văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

- Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: Hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;

- Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu.

Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

- Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

- Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các Điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.

Đối với vấn đề của bà Mai, việc xác định chi phí các phần công việc trong Bảng số 5 Mục VI Mẫu tờ trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện theo quy định nêu trên.

Theo đó, phần chi phí dự phòng không sử dụng đến được phân bổ vào phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, việc xác định giá gói thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu.

Liên quan đến ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu, Điều 9 Luật Đấu thầu quy định ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế.

Được tách riêng chi phí dự phòng trong giá gói thầu?
Theo quy định, hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư