-
Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City -
Bỏ thi lớp 6, các trường THCS chất lượng cao sẽ tuyển sinh thế nào -
Việt Nam cấp 1.160 suất học bổng cho lưu học sinh Lào năm học 2025 -
Bến Tre: Khai mạc Lễ hội Hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo việc mạo danh Bộ tổ chức các cuộc thi để trục lợi -
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10 là tiếng Anh
Cuộc thi "Hiểu đúng về tiền" trang bị cho sinh viên nhiều kiến thức tài chính bổ ích |
Cuộc thi là một trong những hoạt động truyền thông giáo dục tài chính nhằm thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Đề án của Chính phủ (Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công).
Trước đó, vào tháng 10/2020, Vụ Truyền thông (NHNN) đã phối hợp Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phát động cuộc thi, thu hút gần 100 đội thi đăng ký đến từ nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Điều này chứng tỏ cuộc thi đã lan tỏa và thực sự trở thành một sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên.
Cuộc thi “Hiểu đúng về tiền” là một trong chuỗi những hoạt động truyền thông giáo dục tài chính mà NHNN triển khai thời gian qua nhằm góp phần hiện thực hóa những mục tiêu của Chính phủ tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các Đề án nói trên. Với thông điệp trang bị cho sinh viên “kiến thức, kỹ năng tài chính thông minh - smart money”, cuộc thi cung cấp cho các bạn sinh viên các kiến thức về tài chính, ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, các sản phẩm cho vay, hạn chế tín dụng đen, đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm, hiểu biết về đồng tiền Việt Nam…Từ đó, trang bị cho sinh viên kiến thức tài chính giúp thay đổi nhận thức, hình thành những thói quen tốt về tài chính như thanh toán không dùng tiền mặt, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm để đầu tư, tránh tín dụng đen; đồng thời giúp sinh viên có những hiểu biết đúng đắn về giá trị đồng tiền, quý trọng giá trị sức lao động, tự tin đưa ra các quyết định tài chính hợp lý. Giải nhất bao gồm 20 triệu đồng và 3 vé máy bay khứ hội chặng nội địa của Vietjet air.
PGS.TS. Đào Minh Phúc, Chủ tịch hội đồng trường Học viện Ngân hàng đánh giá, đây sẽ là một sân chơi trí tuệ, bổ ích, giúp các bạn sinh viên có thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tiếp cận các dịch vụ kinh tế, tài chính, ngân hàng trong kỉ nguyên công nghệ số; nâng cao hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân, góp phần đẩy mạnh chương trình tài chính toàn diện quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay, việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện đang là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, truyền thông giáo dục tài chính đóng một vai trò quan trọng, phối hợp đồng bộ với các trụ cột khác như xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính, phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính, ứng dụng công nghệ số…
Tại Việt Nam, trong hoạt động truyền thông truyền thống trước đây, các hình thức truyền thông được sử dụng còn khá đơn giản, chưa thực sự đa dạng, phong phú, thiếu sự tương tác với công chúng. Đây chính là rào cản không nhỏ dẫn đến việc người dân chưa thay đổi được nhận thức và hành vi trong tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Thêm nữa, so với các nước trong khu vực, việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - tài chính còn khá thấp, mặc dù hệ thống ngân hàng và tài chính Việt Nam đã phát triển khá nhanh với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy, truyền thông giáo dục tài chính rất quan trọng. Giải pháp truyền thông của NHNN là “4 dễ”, bao gồm: “dễ hiểu - dễ nhớ - dễ làm - dễ lan tỏa” thông qua hàng loạt chương trình như: “Tiền khéo, tiền khôn”, “Những đứa trẻ thông thái”, “Đồng tiền thông thái”… Bên cạnh đó, NHNN cũng đã phối hợp với các trường Đại học, Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội tổ chức cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”.
Về định hướng thời gian tới, bà Lê Thị Thúy Sen chia sẻ, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai truyền thông giáo dục tài chính với nhiều hình thức sáng tạo, đổi mới và hiện đại. Theo đó, đối tượng mục tiêu của truyền thông giáo dục tài chính thời gian tới là giới trẻ, đồng bào khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những đối tượng yếu thế trong xã hội.
-
Việt Nam cấp 1.160 suất học bổng cho lưu học sinh Lào năm học 2025 -
Hà Nội dành 550 tỷ đồng dẫn nước sông Hồng về Tô Lịch -
Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc -
Bến Tre: Khai mạc Lễ hội Hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 -
5 nút giao trọng điểm tại Hà Nội sắp có cầu vượt mới -
Những trường hợp nào được tuyển thẳng, cộng điểm ở kỳ thi lớp 10 THPT? -
Bỏ thi tuyển vào lớp 6 tất cả các trường THCS từ mùa tuyển sinh 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả