Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Phát động phong trào xây dựng Cộng đồng tiêu dùng nông nghiệp sạch
Hạnh Nguyên - 06/10/2020 15:52
 
Ngày 6/10 tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) diễn ra “Lễ Phát động phong trào xây dựng Cộng đồng tiêu dùng nông nghiệp sạch”.

Sự kiện do Cộng đồng nông nghiệp sạch phối hợp triển khai cùng Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, VietinBank, Hội liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… tổ chức nhằm tiếp tục tăng cường, thay đổi nhận thức, tư duy của người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là phụ nữ Việt Nam; mở rộng đầu ra, tạo chuỗi liên kết cho các sản phẩm nông nghiệp sạch của Việt Nam, tạo sinh kế bền vững...

Đặc biệt, chương trình này hoạt động với tiêu chí không bỏ lại đằng sau phụ nữ yếu thế, phụ nữ dân tộc, chống tái nghèo bằng nông nghiệp sạch. 

Đây là một trong những hoạt động của chương trình vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các giải pháp về môi trường và an toàn thực phẩm qua chương trình “Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bằng nông nghiệp sạch, đặc biệt là phụ nữ các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng cộng đồng phụ nữ tiêu dùng tại Việt Nam”.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc truyền thông Cộng đồng nông nghiệp sạch cho biết: “Lễ Phát động phong trào xây dựng Cộng đồng tiêu dùng nông nghiệp sạch nhằm lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng tiêu dùng thông thái, có sự hiểu biết về sản phẩm, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm nông sản chất lượng, an toàn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng và kết nối thị trường tiêu thụ nông sản trong nước đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, tại Lễ phát động sẽ trưng bày, giới thiệu gần 50 sản phẩm nông nghiệp sạch như: bánh quế JOYVN, chè lam Gấc, Trà Sachs Tea, Caffe Tonini, mỳ rau củ, rau hữu cơ, mật ong…

Sau sự kiện, Cộng đồng tiêu dùng nông nghiệp sạch sẽ được hình thành và lan tỏa trong cả nước. Đây sẽ là Cộng đồng hiện đại, lớn mạnh về tiêu dùng nông nghiệp sạch. Chương trình dự kiến thu hút gần 300 khách mời đến tham dự.

Đại diện VietinBank chia sẻ, những năm qua, Chính phủ cũng như các bộ, ngành đã chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sạch, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao. Đây là hướng đi đúng nhằm gia tăng năng suất và nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao vị thế nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Với vai trò trụ cột, chủ lực, tiên phong trong triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh các chương trình, chính sách tín dụng nhằm luân chuyển nguồn vốn tín dụng dành cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, VietinBank đã tích cực “vào cuộc” để đồng hành cùng cộng đồng nông nghiệp sạch Việt Nam”.

VietinBank mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng nông nghiệp sạch, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục có bước phát triển mới, tận dụng được những lợi thế trong tiến trình hội nhập, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Được thành lập từ tháng 11/2016 đến nay, Cộng đồng nông nghiệp sạch đã phát triển thành một hệ sinh thái đa dạng bao gồm bốn chân đế: Chân đế truyền thông nông nghiệp sạch, Chân đế thương mại nông nghiệp sạch, Chân đế văn hóa nông nghiệp sạch, Chân đế cộng đồng.

Trong năm 2019 – 2020, Cộng đồng nông nghiệp sạch bắt đầu đồng hành cùng hơn 200.000 phụ nữ Bắc Ninh trong việc biết phân loại rác và sử dụng rác để chế biến phân bón hữu cơ, sản xuất rau sạch, hoa sạch, để cải thiện sức khỏe, nòi giống và bảo vệ môi trường…

Từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2020, Cộng đồng nông nghiệp sạch đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Chương trình vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các giải pháp về môi trường và an toàn thực phẩm qua chương trình “Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bằng nông nghiệp sạch, đặc biệt là phụ nữ - các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng cộng đồng phụ nữ tiêu dùng tại Việt Nam” tại thành phố Hà Nội và 5 tỉnh, thành phố (Bắc Ninh, Hòa Bình, Điện Biên, Mộc Châu – Sơn La và thành phố Hà Nội).

Trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình sẽ tiếp tục triển khai các hội nghị tập huấn tại điểm của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang. Sau hội nghị tập huấn tại điểm sẽ thành lập các nhóm của các tỉnh trên phần mềm Zalo, Facebook để tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn online nhằm bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và nông nghiệp sạch.

Nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp sạch của các tỉnh, chương trình sẽ triển khai trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh, thành phố tại hệ thống chuỗi cửa hàng nông nghiệp sạch và hội chợ nông nghiệp sạch. Riêng tại Hà Nội đang phát triển 15 điểm bán, tại Bắc Ninh chuẩn bị mở 2 điểm bán, tiến tới là các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên… có tối thiểu là 1 điểm bán.

Làm giàu nhờ kết hợp sản xuất nông nghiệp sạch và du lịch
Sản xuất nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch đang là hướng đi bền vững được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân áp dụng nhằm gia...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư