
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
![]() |
Theo báo cáo tháng mới nhất về hoạt động phát hành trái phiếu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 2/2022, có 1 đợt phát hành TPDN ra công chúng và 4 đợt phát hành TPDN riêng lẻ với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành 1.800 tỷ đồng.
Cụ thể, Công ty cổ phần CMC có 1 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng với giá trị 500 tỷ đồng. 4 đợt phát hành riêng lẻ thuộc về 4 doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), CTCP Xây lắp Sunshine E&C, CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh và Công ty cổ phần kinh doanh F88. Trong đó CTCP Xây lắp Sunshine E&C có giá trị phát hành lên tới 800 tỷ đồng.
Như vậy, doanh nghiệp ngành xây dựng (Xây lắp Sunshine E&C) và doanh nghiệp sản xuất (CMC) là hai ngành phát hành TPDN nhiều nhất, chiếm 44,4% và 27,7% tổng giá trị phát hành trong tháng 2/2022.
Tuy vậy, theo Thống kê của Hiệp hội, tính chung 2 tháng đầu năm, thị trường TPDN có tổng cộng 26 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị khoảng 22,185 tỷ đồng (chiếm 80,1% tổng giá trị phát hành). Tổng giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái và tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ tăng 51%.
Tính chung cả kênh phát hành riêng lẻ và phát hành ra đại chúng, theo số liệu của FiinPro, 2 tháng đầu năm, lượng TPDN phát hành ra thị trường là gần 26.000 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của FiinGroup, 2 năm qua, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch, tăng trưởng thị trường trái phiếu không hề chậm lại, thậm chí, một số nhóm ngành như bất động sản tăng trưởng lên tới hơn 60%.
Hiện quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam mới tương đương 15% GDP, so sánh với các quốc gia trong khu vực như Malaysia hơn 50% và Singapore gần 40%, thì dư địa tăng trưởng thị trường trái phiếu còn rất lớn.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường, thời gian qua, nhiều nhà đầu tư “bỏ quên” kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp khi thị trường cổ phiếu thời gian qua đem lại lợi tức siêu hấp dẫn 15-20%, thậm chí tăng bằng lần. Dù vậy, năm 2022, khi định giá thị trường cổ phiếu không còn rẻ, TPDN sẽ là lựa chọn tốt cho nhà đầu tư.
“Nói nôm na, chúng ta sẽ không phải bán cổ phiếu để lấy tiền đi du lịch trong lúc thị trường chứng khoán “đổ đèo”. Nhà đầu tư càng nhiều tuổi, tỷ trọng đầu tư trái phiếu trong danh mục càng tăng lên và kênh trái phiếu sôi động có nhiều sản phẩm để lựa chọn sẽ là điểm rất tích cực”, ông Tường nhận định.

-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số