-
Cẩn trọng với điện thoại 4G fake -
MobiFone sẵn sàng công tác ứng phó siêu bão Yagi -
VinID thoát khỏi hệ sinh thái đóng, định vị thành một Platform tên OneU -
Phát hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm vào Việt Nam -
Ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng điện thoại 2G Only từ ngày 16/9/2024 -
Đà Nẵng cần đào tạo 2.000 kỹ sư để cung ứng cho doanh nghiệp vi mạch bán dẫn
Ảnh minh họa |
Nhân lực chất lượng cao thiếu trầm trọng
Sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden với nhiều cam kết và hành động thực tế, Việt Nam kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn lên một tầm cao mới, thay vì gia công như hiện tại. Để có sự chuyển biến về chất và tạo đột phá cho ngành này, thì nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Số liệu từ Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cho thấy, Việt Nam hiện có 5.575 kỹ sư thiết kế chip. Nhân lực ngành vi mạch tập trung chủ yếu ở TP.HCM (trên 85%) và một phần ở Hà Nội (khoảng 8%), Đà Nẵng (khoảng 7%). Hiện một số trường đại học đã đào tạo về công nghệ bán dẫn như Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường đại học Công nghệ thông tin và Trường đại học Bách khoa TP.HCM (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM).
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, công nghiệp số của Việt Nam khoảng 150.000 kỹ sư/năm, nhưng hiện mới đáp ứng được 40 - 50%. Trong đó, riêng nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là 5.000 - 10.000 kỹ sư/năm, song khả năng đáp ứng chưa đến 20%.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đang chuẩn bị trình Chính phủ Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Định hướng chủ yếu là phát triển công nghiệp bán dẫn trong một hệ sinh thái, hết hợp thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành bán dẫn, ưu tiên thu hút các công đoạn có giá trị gia tăng cao và Việt Nam có thể tự lực ở một số công đoạn trong chuỗi công nghiệp bán dẫn (như thiết kế, kiểm thử, đóng gói); kết hợp phát triển bán dẫn, vi mạch và phát triển thiết bị điện tử…
Báo cáo của Công ty Technavio chỉ ra rằng, thị trường bán dẫn Việt Nam dự kiến tăng 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%/năm. Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngành này đang thiếu nhân lực chất lượng cao trầm trọng.
PGS-TS. Nguyễn Văn Quy (Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu) cho biết, các báo cáo từ quốc tế đều cho thấy, Việt Nam đang rất thiếu nhân lực chất lượng cao, nắm giữ các vị trí chủ chốt trong việc thiết kế, sản xuất chip, vi mạch. Khi khảo sát nhu cầu từ hơn 30 doanh nghiệp để xây dựng chương trình ngành kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano, nhiều công ty lớn như Samsung, LG chia sẻ, mỗi năm, họ sẵn sàng tuyển dụng hàng trăm nhân sự vào vị trí kỹ sư thiết kế, chế tạo, sản xuất chip và linh kiện điện tử.
Rõ ràng, vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay chính là thiếu nguồn nhân lực bán dẫn. Trong đó, rõ nhất là nguy cơ thiếu nguồn kỹ sư phần mềm chip được đào tạo bài bản, đảm bảo vững chắc cho kế hoạch xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất của các “ông lớn” tại Việt Nam. Nếu không khẩn trương có giải pháp, nhân lực ngành bán dẫn sẽ lâm vào cảnh “giật gấu vá vai”, không theo kịp sự phát triển của ngành.
Làm gì để tăng chất, tăng lượng nhân lực bán dẫn?
Để giải quyết vấn đề vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài, giải pháp hàng đầu hiện nay là đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đề xuất Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý và cam kết đầu tư đào tạo 30.000 - 50.000 chuyên gia bán dẫn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành. FPT mong muốn, Trường đại học FPT nhận được đầu tư để đào tạo kỹ sư chuyên về thiết kế chip bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm nâng cao năng lực của lực lượng lao động trong các lĩnh vực quan trọng này.
Nhấn mạnh vai trò của kỹ sư thiết kế trong ngành sản xuất chip, ông Nguyễn Thanh Yên, Quản trị Cộng đồng vi mạch Việt Nam khẳng định, nếu Việt Nam tập trung phát triển mạnh đội ngũ kỹ sư thiết kế, thì chắc chắn sẽ thu “trái ngọt” trong 5 - 10 năm tới.
Theo đề xuất của ông Yên, Nhà nước cần tập trung tối đa nguồn lực đầu tư công cho đào tạo. Ví dụ, các nguồn lực đầu tư của Nhà nước sẽ trực tiếp đưa về các cơ sở đào tạo dưới những hình thức như giảm học phí cho sinh viên đăng ký học các học phần liên quan đến vi mạch, tăng phụ cấp cho thầy, cô giáo đào tạo các môn học thiết kế chip… Hiệu quả đầu tư sẽ được đo bằng số doanh nghiệp vi mạch mới thành lập hàng năm và số sinh viên được đào tạo chuyên ngành về vi mạch ra trường có việc làm hàng năm.
Đóng góp giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao TP.HCM đề xuất tăng cường đầu tư cho đào tạo, khoa học - công nghệ và thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học người Việt tại các nước tiên tiến, đặc biệt là tại Thung lũng Silicon, trở về nước tham gia phát triển các ngành điện tử, vi mạch bán dẫn.
Ngoài việc mở rộng quy mô và mở mới các chuyên ngành đào tạo về điện tử, vi mạch tại các trường đại học kỹ thuật lớn, cần hướng đến việc mở mới các trường đại học, học viện chuyên sâu về điện tử, vi mạch để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh các ngành này. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, cần thiết phải quan tâm, đầu tư đồng thời cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp các viện nghiên cứu chuyên ngành điện tử, vi mạch trực thuộc các bộ chuyên ngành nhằm góp phần nâng cấp năng lực công nghệ của Việt Nam.
“Song song với việc phát triển nguồn nhân lực trong nước, cần thí điểm các cơ chế, chính sách đột phá trên cơ sở kết hợp đồng thời việc phát huy tinh thần dân tộc, khát vọng cống hiến và đảm bảo các quyền lợi tương xứng về vật chất để thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học tại các nước phát triển trở về nước, giúp chuyển giao tri thức vào trong nước. Qua đó, giúp Việt Nam nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ và cho phép Việt Nam có thể đi thẳng, đi nhanh vào các khâu, các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của các ngành điện tử, vi mạch bán dẫn”, ông Nguyễn Anh Thi kiến nghị.
-
MobiFone sẵn sàng công tác ứng phó siêu bão Yagi -
VinID thoát khỏi hệ sinh thái đóng, định vị thành một Platform tên OneU -
iPhone 16 lộ diện trước giờ G: Thay đổi ấn tượng làm mê mẩn người dùng Việt -
Điện thoại của người dùng Facebook có thể bị nghe lén để định hướng quảng cáo -
Garmin trình làng đồng hồ thông minh GPS fēnix 8 Series, giá từ 26,99 triệu đồng -
iPhone SE 4: Lời chia tay của Apple với công nghệ màn hình LCD? -
Phát hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm vào Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng