Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Việt Nam trở thành thị trường mới nổi của ngành công nghiệp bán dẫn
Nguyễn Ngân - 12/11/2022 09:34
 
Việt Nam là một thị trường mới nổi trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu và sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng tăng trưởng rất lớn.
Đây là nhận định của bà Linda Tan, Chủ tịch Hiệp hội Vi mạch bán dẫn (SEMI) Đông Nam Á tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam với chủ đề “Kết nối Việt Nam với Hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á” 2022 do SEMI tổ chức ngày 11/11 tại TP.HCM.
Hội nghị
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2022: Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á

Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đã và đang có những bước tiến đầu. Gần đây, Intel và Samsung là hai trong ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới hiện đang đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Ngoài ra, một số các doanh nghiệp hàng đầu như Renesas, Synopys,… cũng chọn Việt Nam làm điểm đến công nghệ cao của mình.
Một số doanh nghiệp trong nước cũng đã có những bước đi ban đầu như Viettel lên kế hoạch sản xuất chip, FPT Semiconductor mới ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế tháng 9 vừa rồi.
Theo ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn sẽ là cơ hội để Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, phát triển hoặc tiếp nhận chuyên môn công nghệ tiên tiến nhất.
“Bước tiến này có thể có nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là động lực giúp thúc đẩy Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất vi mạch bán dẫn của khu vực trong tương lai”, ông Long nói.
Ông Long cũng cho biết, nguồn nhân lực dồi dào, nhân lực có trình độ cao không ngừng tăng cao; Hệ thống các khu công nghệ cao, công nghệ thông tin tập trung, miễn/giảm tiền thuê đất gần 50%, nếu doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế xã hội cực kì khó khăn sẽ được miễn toàn bộ tiền thuê đất và thuê mặt nước trong toàn bộ thời hạn thuê; Cộng đồng doanh nghiệp ICT, doanh nghiệp công nghệ số đông đảo, năng động với hơn 40.000 doanh nghiệp trên cả nước; Chính sách thu hút đầu tư hiệu quả là những lợi thế hàng đầu nhằm thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Công nghệ Vi Mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA) cho rằng, để trở thành một trung tâm sản xuất vi mạch bán dẫn mới nổi, Chính phủ Việt Nam cần đảm bảo cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch và tiếp tục cập nhật khung pháp lý để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng.

Ngày 08/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ đã có chuyến thăm và làm việc tại Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia 2022 tại Campuchia.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đầu tư, hợp tác tại Campuchia đã giới thiệu đến Thủ tướng hai nước về kết quả hoạt động kinh doanh và các dự án nổi bật. Trong đó có Công ty TNHH Sữa Angkor (Angkormilk) – Công ty con 100% vốn đầu tư của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSEVNM). Đơn vị này đã đầu tư xây dựng nhà máy sữa hiện đại đầu tiên tại Campuchia vào năm 2014 và đang cung cấp nhiều sản phẩm dinh dưỡng cho thị trường này.

Tại gian hàng trưng bày sản phẩm Angkormilk trong khuôn khổ diễn đàn, ông Đoàn Quốc Khánh, Tổng giám đốc Angkormilk đã giới thiệu đến Thủ tướng 2 nước về những sản phẩm chủ lực tại thị trường Campuchia cũng như báo cáo tình hình kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.

Châu Âu muốn lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn với các đối tác "thân thiện"
Châu Âu muốn thúc đẩy việc thiết lập chuỗi cung ứng bán dẫn "thân thiện" với sự trợ giúp của các "gã khổng lồ" sản xuất chip của Đài Loan.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư