Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Phiên 10/9: VN-Index may mắn giữ được sắc xanh
 
Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường hạ độ cao. Trong khi HNX-Index giảm khá sâu bởi gánh nặng từ các cổ phiếu lớn, thì VN-Index may mắn giữ được sắc xanh nhờ sự hỗ trợ của cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường - VIC.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 10/9
Diễn biến VN-Index phiên ngày 10/9

Phiên tăng mạnh ngày cuối tuần 7/9 chưa đem lại niềm tin cho nhà đầu tư khi bước vào phiên giao dịch sáng nay 10/9. Lực cầu tham gia khá hạn chế trong khi áp lực bán vẫn khá lớn khiến thị trường tiếp tục đón nhận những nhịp rung lắc. Tuy nhiên, trong nửa cuối phiên sáng, sự hồi phục tích cực của các mã vốn hóa lớn, đặc biệt là VIC và nhóm cổ phiếu dầu khí đã giúp VN-Index tiến sát mốc 975 điểm.

Chính sự phụ thuộc vào những “tay to” khiến giới đầu tư lo ngại về nguy cơ điều chỉnh khi các mã ngày đột ngột quay đầu. Điều này khiến dòng tiền tiếp tục duy trì trạng thái thận trọng khi bước vào phiên giao dịch chiều.

Đà tăng điểm nhanh chóng bị thu hẹp khi áp lực bán gia tăng khiến độ rộng của các mã lớn, đặc biệt là GAS, VNM, VRE, BID, thậm chí đảo chiều giảm như CTG, VHM. Trong khi đó, cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường là VIC, sau 4 phiên liên tiếp giảm đã duy trì sự khởi sắc và tiếp tục là điểm tựa chính giúp thị trường duy trì đà tăng, chỉ số VN-Index giữ được mốc 970 điểm.

Đóng cửa, sàn HOSE có 132 mã tăng và 152 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 1,44 điểm (+0,15%) lên 970,34 điểm. Nhóm VN30 có 17 mã giảm, 10 mã tăng và 3 mã đứng giá, chỉ số Vn30-Index giảm 2,28 điểm (-0,24%) xuống 943,31 điểm.

Thanh khoản không mấy cải thiện với khối lượng giao dịch đạt 190,67 triệu đơn vị, giá trị 3.657,67 tỷ đồng, tăng 12,6% về lượng và 6,96% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 40,33 triệu đơn vị, giá trị 734,26 tỷ đồng.

Như đã đề cập ở trên, VIC tăng khá tốt sau 4 phiên giảm liên tiếp, là nhân tố chính giúp chỉ số chung của thị trường giữ sắc xanh. Kết phiên, VIC tăng 2,16% lên 99.300 đồng/CP và đã khớp gần 0,9 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, dù có chút chững lại nhưng cổ phiếu lớn trong nhóm dầu khí là PLX cũng tăng khá tốt với mức tăng 2,5% lên 69.500 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 1,88 triệu đơn vị.

Các trụ đỡ khác hỗ trợ cho đà tăng thị trường dù đã thu hẹp đà tăng đáng kể như VNM tăng 0,39% lên 127.600 đồng/CP, VRE chỉ tăng nhẹ 0,27% lên 37.750 đồng/CP, SAB chỉ nhích nhẹ 0,1% lên 223.000 đồng/CP, GAS tăng 0,4% lên 100.800 đồng/CP.

Trái lại, nằm trong top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn, MSN lại khá tiêu cực sau 2 phiên tăng nhẹ cuối tuần trước. Với mức giảm 3,7%, MSN đóng cửa tại mức giá thấp nhất ngày 91.500 đồng/CP. Còn lại các mã lớn khác như VHM, CTG quay đầu giảm.

Cổ phiếu STB vẫn là điểm sáng của thị trường khi đóng cửa giữ ở mức giá 11.750 đồng/CP, tăng 3,98% với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường đạt hơn 18,1 triệu đơn vị. Tuy nhiên, STB lại có tác động không quá lớn tới diễn biến chỉ số chung của thị trường.

Ở nhóm cổ phiếu bất động sản nhỏ và vừa, các mã quen thuộc cũng đều lùi về dưới mốc tham chiếu như FLC, OGC, KBC, SCR, HQC, DIG… Trong đó, OGC giảm 6,9% xuống mức giá sàn 2.960 đồng/CP với khối lượng khớp 7,45 triệu đơn vị và dư bán sàn 200.240 đơn vị.

Trên sàn HNX, sắc xanh nhạt có được ở cuối phiên sáng nhanh chóng bị đánh mất khi sang phiên chiều do áp lực bán gia tăng mạnh với gánh nặng chính đến từ nhóm cổ phiếu bluechip.

Đóng cửa, HNX-Index giảm 1,01 điểm (-0,91%) xuống 110,69 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 39,2 triệu đơn vị, giá trị 449,7 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,21% về lượng nhưng giảm 7,47% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm 8,96 triệu đơn vị, giá trị hơn 96 tỷ đồng.

Nhóm HNX30 là tác nhân chính đẩy lùi thị trường, với 14 mã giảm, chỉ 5 mã tăng và 9 mã đứng giá, HNX30-Index giảm 2,07 điểm (-1,03%) xuống 199,03 điểm.

Trong đó, ACB giảm 1,8% xuống 32.800 đồng/CP, SHB giảm 1,2% xuống 8.200 đồng/CP, CEO giảm 3% xuống 12.800 đồng/CP, NTP giảm 3,3% xuống 46.700 đồng/CP, PGS giảm 2,9% xuống 30.100 đồng/CP, VGC giảm 2,6% xuống 18.400 đồng/CP, VCS giảm 0,2% xuống 88.400 đồng/CP.

Trong nhóm dầu khí, không chỉ mã lớn GAS và PLX hạ độ cao, cổ phiếu PVS cũng lùi về mốc tham chiếu 20.900 đồng/CP và khớp 4,69 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX.

Còn cổ phiếu nhỏ PVX lùi về vị trí thứ 2 khi chuyển nhượng thành công hơn 4 triệu đơn vị và đóng cửa duy trì sắc tím với mức tăng 8,33%, đứng tại mức giá 1.300 đồng/CP.

Trên sàn UPCoM, dù sắc xanh được duy trì khá tốt nhưng cũng như sàn HOSE, đà tăng thu hẹp đáng kể về cuối phiên.

Kết phiên, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,04 điểm (+0,07%) lên 51,04 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 11,37 triệu đơn vị, giá trị 152,71 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 10,76 triệu đơn vị, giá trị 119,59 tỷ đồng.

POW vẫn dẫn đầu thanh khoản với hơn 4 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và đóng cửa tại mức giá 14.600 đồng/CP, tăng 4,29%.

Tiếp đó, VGT tăng 3,92% lên 10.600 đồng/CP và chuyển nhượng thành công 1,56 triệu đơn vị; BSR tăng nhẹ 0,6% lên 16.700 đồng/CP và khối lượng giao dịch đạt 1,14 triệu đơn vị.

Thiết bị Y tế Việt Nhật lên tiếng về cáo buộc sai phạm
Liên quan đến thông tin Công ty Triết Tôn Tiên có đơn đơn tố giác sai phạm của một số cá nhân tại Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư