Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Phiên 11/10: Gần 100 mã giảm sàn, vốn hoá toàn thị trường giảm 165.000 tỷ đồng
Ảnh hưởng từ đà bán tháo trên TTCK thế giới, chứng khoán Việt Nam cũng bị bán tháo ngay khi mở cửa phiên 11/10 và kết phiên với mức giảm 4,84%. Tính từ đầu năm 2018 đến nay, đây là phiên "đen tối" thứ hai của VN-Index, sau phiên giao dịch ngày 5/2 với mức giảm 5,1%.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 11/10
Diễn biến VN-Index phiên ngày 11/10

Đêm qua, theo giờ Việt Nam, các chỉ số chứng khoán Mỹ như đồng loạt giảm sâu từ 3% đến gần 5% so lo ngại việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao, cũng như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang lên tầng nấc mới.

Ảnh hưởng từ làn sóng bán tháo từ chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Á cũng đồng loạt lao dốc khi mở cửa phiên sáng nay và Việt Nam không là ngoại lệ. Trong phiên sáng, có thời điểm VN-Index mất tới hơn 6% giá trị. Nhờ cầu bắt đáy hoạt động tích cực nên đà giảm thị trường đã hạn chế phần nào.

Dù vậy, với mức giảm 4,84% trong phiên hôm nay 11/10, đây là phiên lao dốc thứ 2 kể từ đầu năm, sau phiên giao dịch ngày 5/2 với mức giảm 5,1%. Nếu tính trong 3 năm gần nhất, đây là phiên "đen tối" thứ 3, sau phiên ngày 24/8/2015 với mức giảm 5,28%. Còn nếu tính từ khi TTCK hoạt động đến nay, phiên giảm hôm nay là phiên "đen tối" thứ bảy được xác lập, trong đó phiên giảm kỷ lục của thị trường là ngày 8/5/2014  - phiên diễn ra sự kiện biển Đông với mức giảm lên tới 5,87%.

Quay trở lại phiên giao dịch hôm nay, với đà bán tháo trên toàn thị trường, số lượng mã giảm ghi nhận trên 3 sàn giao dịch là 580 mã, trong đó có 146 mã giảm sàn, số mã tăng chỉ là 86 mã.

Trên sàn HOSE, số mã giảm là 300 mã, trong đó 94 mã giảm sàn, trong khi số mã tăng là 30 mã, đóng cửa VN-Index giảm 48,07 điểm (-4,84%) xuống 945,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 353,53 triệu đơn vị, giá trị 7.811,32 tỷ đồng, tăng 85% về khối lượng và 80% về giá trị so với phiên 10/10. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn 9,5 triệu đơn vị, giá trị 421,5 tỷ đồng.

Toàn bộ cổ phiếu trong rổ VN30 giảm điểm, trong đó có tới 10 mã giảm sàn là STB, HSG, CTG, VPB, SSI, GMD, MSN, REE, GAS và BMP.

NVL là mã có mức giảm nhẹ nhất với 0,3% về 63.800 đồng.

3 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn là VIC giảm 3,7% về 93.000 đồng, VHM giảm 4,5% về 76.500 đồng, VNM giảm 2,3% về 127.000 đồng.

Vể thanh khoản, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là nhóm cổ phiếu hút tiền mạnh nhất. STB khớp lệnh 24,7 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. CTG khớp 12,08 triệu đơn vị. VPB khớp 11,8 triệu đơn vị. MBB khớp 10,7 triệu đơn vị. Các mã BID, VCB, TCB, HDB khớp từ 2-6 triệu đơn vị.

Ngoài ra, các mã lớn có thanh khoản cao còn có HPG (15,99 triệu đơn vị), HSG (13,05 triệu đơn vị), SSI (9,9 triệu đơn vị)...

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, hầu hết các mã có thanh khoản đều giảm sàn như FLC, HAG, OGC, SCR, DIG, DXG, HBC, ASM, ITA, KBC, HHS, GTN... trong đó FLC khớp 22,3 triệu đơn vị, HAG và OGC cùng khớp trên 9 triệu đơn vị...

Trong khi đó, những mã tăng có thanh khoản thấp. Khớp lệnh mạnh nhất là APG với 390.000 đơn vị, tăng 2,9% lên 7.200 đồng.

Trên sàn HNX, số mã giảm là 159 mã, trong đó 38 mã giảm sàn, trong khi số mã tăng là 22 mã, đóng cửa HNX-Index giảm 6,59 điểm (-5,79%) xuống 107,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 101,25 triệu đơn vị, giá trị 1.369 tỷ đồng, tăng 113% về khối lượng và 118% về giá trị so với phiên 10/10. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp rất khiêm tốn 2,13 triệu đơn vị, giá trị 30,8 tỷ đồng.

Trong rổ HNX30, mã PGS bất ngờ tăng mạnh 3,2% lên 31.900 đồng và là mã bluechips duy nhất trên 2 sàn niêm yết tăng điểm. Ngoài ra, DCS, VC3 và MAS đứng giá tham chiếu, còn lại là giảm điểm, trong đó giảm sàn có PVS, PVC, SHS và HHS.

Chứng khoán, dầu khí và bất động sản - xây dựng là các nhóm cổ phiếu hút tiền mạnh nhất, đồng thời cũng là nhóm giảm sâu nhất. SHB khớp 21,39 triệu đơn vị, mạnh nhất sàn, giảm 8,1% về 7.900 đồng. ACB khớp 9,38 triệu đơn vị, giảm 7,7% về 31.000 đồng. NVB khớp 1,36 triệu đơn vị, giảm 2,1% về 9.200 đồng.

PVS khớp hơn 13 triệu đơn vị, giảm 9,7% về 20.400 đồng. VGC khớp 4,38 triệu đơn vị, giảm 8,8% về 16.600 đồng. VCG khớp 4,11 triệu đơn vị, giảm 6,3% về 18.000 đồng...

Trên sàn UPCoM, số mã giảm là 121 mã, trong đó 14 mã giảm sàn, trong khi số mã tăng là 34 mã, đóng cửa UPCoM-Index giảm 1,78 điểm (-3,31%) xuống 52,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36 triệu đơn vị, giá trị 596 tỷ đồng, tăng 89% về khối lượng và 87% về giá trị so với phiên 10/10. 

FTSE Russell đưa chứng khoán Việt vào danh sách xét nâng hạng
Theo Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE), Tổ chức cung cấp chỉ số uy tín toàn cầu FTSE Russell đã chính thức đưa thị trường Việt Nam vào...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư