
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
TIN LIÊN QUAN | |
"Sóng dâng" nâng cổ phiếu thuỷ sản | |
Cổ đông VICS quyết kế hoạch kinh doanh 2014 vào cuối năm | |
VN-Index và cột mốc 650 điểm |
Bước vào phiên giao dịch chiều, lực bán vẫn khá mạnh trong những phút đầu phiên, đẩy VN-Index lùi sâu thêm và xuyên thủng mốc 625 điểm và HNX-Index xuống dưới 88,2 điểm. Tuy nhiên, ngay sau đó, dòng tiền bắt đáy đã trở lại, đẩy cả 2 sàn dần hồi phục, HNX-Index leo lên mức cao nhất ngày.
Kết thúc phiên 16/9, VN-Index giảm 2,68 điểm (-0,43%), xuống 627,66 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 180,9 triệu đơn vị, giá trị 3.230,8 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,7 triệu đơn vị, giá trị 233,8 tỷ đồng. VN30-Index giảm 1,76 điểm (-0,26%), xuống 666,66 điểm.
![]() | ||
VN-Index 16/9/2014 |
HNX-Index tăng 0,74 điểm (+0,83%), lên 90,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 90,77 triệu đơn vị, giá trị 1.297,4 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,27 triệu đơn vị, giá trị 30 tỷ đồng. HNX30-Index tăng 2,93 điểm (+1,59%), lên 187,15 điểm. Trong các chỉ số ngành trên HNX, chỉ còn nhóm công nghiệp và xây dựng giảm điểm, còn lại đều đã quay đầu tăng điểm, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm tài chính.
![]() | ||
HNX-Index 16/9/2014 |
Dòng tiền bắt đáy được tung vào không chỉ kéo nhiều mã dầu khí lấy lại sắc tím vốn có trong nhiều phiên qua như PXI, PXS, PXT, PVT, mà còn tạo ra những còn sóng mạnh ở các mã khác như nhóm săm lốp, PAN, MHC, ITD, BTP, CMG, VNE, cùng với các mã đã xác lập vị thế tăng trần từ phiên sáng như HAI, LGL, DQC, APC…
VHG dù không kịp lên được mức giá trần, nhưng cũng đóng cửa ở mức giá cao nhất trong ngày 10.200 đồng, tăng 300 đồng (+3,03%) với 2,18 triệu đơn vị được khớp.
Nhóm thủy sản dù không thể trở lại ngoạn mục như nhóm dầu khí, nhưng cũng không còn đông loạt giảm giá như phiên sáng, sắc xanh đã trở lại với nhóm cổ phiếu này, trong đó có nhiều mã đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày như TS4, HVG, AGR.
Như đã đề cập ở trên, ngoài sự trở lại ngoạn mục của nhóm dầu khí, nhóm săm lốp cũng thay thế nhóm thủy sản để hình thành con sóng ngành tiếp theo khi đồng loạt tăng giá trần như DRC, SRC, CSM.
Trong khi đó, FLC dù không có nhiều thay đổi về giá so với phiên sáng, nhưng diễn biến giao dịch ở mã này vẫn rất sôi động. Trong khi bên bán thoát bớt hàng, nhất là sau khi nhận được cổ phiếu phát hành thêm, gây áp lực cung lớn, thì bên mua lại chặn mua rất tốt ở các mức giá 11.9 và 11.8, giúp mã này không giảm quá sâu. Kết thúc phiên, FLC giảm 400 đồng (-3,25%), xuống 11.900 đồng với 36 triệu đơn vị được khớp, trong đó, khối ngoại mua vào hơn 1,6 triệu đơn vị.
Cũng giống như sàn HOSE, nhóm dầu khí trên HNX cũng có sử trở lại ngoạn mục khi PVC, PVV, PVR trở lại mức giá trần, các mã khác như PVE, PVG, PVX, PXA, PGS đóng cửa ở mức cao nhất phiên.
Trong đó, PVX được khớp 8,79 triệu đơn vị, tăng 100 đồng, lên 6.400 đồng. PVE tăng 1.300 đồng (+7,65%), lên 18.300 đồng với hơn 1,1 triệu đơn vị được khớp…
Ngoài nhóm dầu khí, sóng cũng bắt đầu lan sang nhóm chứng khoán khi SHS tăng trần, các mã khác như VND, VIG, ORS, KLS, BVS cũng đảo chiều tăng giá và đóng cửa ở mức cao nhất ngày, cùng với VIX tiếp tục duy trì được đà tăng mạnh.
Hai mã ngân hàng lớn niêm yết trên HNX là ACB và SHB cũng có được sắc xanh, trong khi NVB giảm nhẹ 1 bước giá.
Ngoài các nhóm cổ phiếu trên, những còn sóng mạnh cũng nổi lên ở các mã cổ phiếu riêng lẻ, đặc biệt là FIT khi bất ngờ nhận được dòng tiền mạnh trong phiên chiều, kéo mã này lên thẳng mức giá trần 16.500 đồng với 5,69 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua trần, cũng như ATC khá lớn. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến các mã khác cũng hút mạnh dòng tiền trong phiên chiều này là SHN, TIG, TET, CVT.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong phiên hôm nay là khối ngoại trở lại bán ròng rất mạnh. Cụ thể, khối này bán ròng 5,77 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 267,7 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng hơn 1,13 triệu đơn vị, giá trị 34,46 tỷ đồng trên HNX.
Chứng khoán Việt Nam đang đắt hay rẻ? Nói chứng khoán Việt Nam hiện tại rẻ hay đắt là khó, bởi nếu so với giai đoạn đỉnh cao 2006 - 2007 thì nhiều cổ phiếu đã giảm đi nhiều lần, nhưng nếu chỉ so với cách đây 1 năm thì nhiều mã cổ phiếu hiện đã tăng bình quân 30% đến 40%, thậm chí nhiều mã tăng hơn 100%. |
Thành Lê (Tinnhanhchungkhoan.vn)
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower