Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 17/5: VHM "tím lịm" phiên chào sàn, dư mua trần 2,3 triệu đơn vị
Hôm nay là ngày cổ phiếu VHM của Vinhomes chào sàn với giá tham chiếu là 92.100 đồng và đã tăng kịch trần lên 110.500 đồng. Sắc tím của VHM được duy trì vững đến hết phiên với lượng dư mua trần tới 2,3 triệu đơn vị, trong khi lượng khớp chỉ 89.000 đơn vị.

Tâm lý căng thẳng khiến áp lực bán càng về cuối càng mạnh. Cùng với đó, dòng tiền vào thị trường cũng không mấy tích cực. Vì vậy, VN-Index tiếp tục ghi nhận phiên giảm sâu thứ 2 liên tiếp.

Diễn biến VN-Index phiên ngày 17/05
Diễn biến VN-Index phiên ngày 17/05

Sau phiên giảm điểm sâu ngày 16/5, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường ngay khi mở cửa phiên giao dịch 17/5. Dòng tiền dè dặt vào thị trường khiến giao dịch diễn ra chậm, sắc đỏ lấn át. Diễn biến này khiến nhà đầu tư sốt ruột mà tiếp tục thoát hàng, đà giảm của VN-Index theo đó tăng dần về cuối phiên.

Trong phiên giao dịch chiều, diễn biến có phần tiêu cực hơn khi tâm lý bi quan của nhà đầu tư gia tăng khiến VN-Index nhanh chóng lùi sâu hơn. Song song với đó, việc dòng tiền tiếp tục dè dặt chảy càng làm áp lực lớn dần. Không được sự ủng hộ của dòng tiền, cộng thêm tâm lý bi quan nên VN-Index không thể tránh được phiên lao dốc thứ 2 liên tiếp.

Đóng cửa, với 102 mã tăng, trong khi có 178 mã giảm, VN-Index giảm 23,98 điểm (-2,27%) xuống 1.030,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 129,62 triệu đơn vị, giá trị 4.256,63 tỷ đồng, giảm 13,59% về khối lượng, nhưng tăng 25% về giá trị so với phiên 16/5.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,23 triệu đơn vị, giá trị 1.034,77 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 6,289 triệu cổ phiếu ROS, giá trị hơn 513 tỷ đồng và 4,211 triệu cổ phiếu NVL, giá trị gần 220 tỷ đồng.

Càng về cuối phiên, đà giảm ở nhóm cổ phiếu lớn càng tăng. Đây là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm mạnh hơn về cuối. Trong số 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường, có tới 8 mã giảm. Còn tại nhóm VN30, cũng chỉ có 3 mã tăng điểm nhẹ.

CTG là một trong số đó. Mã này tăng 0,3% lên 29.200 đồng và khớp 4,36 triệu đơn vị.CTG cũng là mã ngân hàng duy nhất tăng mà có thanh khoản cao. HDB cũng có được sắc xanh (tăng 0,9% lên 40.500 đồng), nhưng khớp lệnh chỉ 0,7 triệu đơn vị.

Ngược lại, các mã VPB, VCB, BID, MBB, EIB và TPB cùng giảm điểm, trong đó VPB giảm mạnh nhất khi giảm 5,2% về 45.800 đồng, khớp lệnh 5,122 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Trong 10 phiên gần đây, VPB đã giảm tới 8 phiên, tương đương mất gần 23% giá trị. Về thanh khoản, ngoại trừ EIB và TPB, các mã VCB, BID, MBB khớp từ 1-3 triệu đơn vị.

Hôm nay là ngày cổ phiếu VHM của Vinhomes chào sàn với giá tham chiếu là 92.100 đồng và đã tăng kịch trần lên 110.500 đồng. Sắc tím của VHM được duy trì vững đến hết phiên với lượng dư mua trần tới 2,3 triệu đơn vị, trong khi lượng khớp chỉ 89.000 đơn vị. Điều này giúp VHM trở thành cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 2 trên thị trường, chỉ sau Công ty mẹ Vingroup (VIC). Dù vậy, trong phiên giao dịch đầu tiên nên cổ phiếu VHM chưa tác động đến VN-Index.

Trong khi VHM tăng kịch biên độ 19,5%, thì VIC giảm mạnh 5,4% về 123.000 đồng, người anh em khác là VRE đứng giá tham chiếu 46.000 đồng. Cả 2 mã này cùng khớp lệnh trên 1,7 triệu đơn vị.

Ngoài VIC, nhiều mã vốn hóa khác cũng giảm mạnh như VNM giảm 2,4% về 165.000 đồng; VNM giảm 2,4% về 165.000 đồng, SAB giảm 4,2% về 241.500 đồng; GAS giảm 3,1% về 116.000 đồng; MSN giảm 6,4% về 87.000 đồng...

Các mã bluechips giảm mạnh có VJC (-3,5%), SSI (-2,6%), HPG (-1,9%), BVH (-4,5%), PLX (-1,4%)..., trong đó SSI và HPG cùng khớp trên 4 triệu đơn vị.

ROS mặc dù được thỏa thuận mạnh ở mức giá xanh, song kết phiên giảm 5% về 76.000 đồng, khớp lệnh chỉ 0,427 triệu đơn vị. Ngược lại, FLC tăng 0,2% lên 5.320 đồng, khớp lệnh 2,88 triệu đơn vị.

Ngoài FLC, khá nhiều mã thị trường khác cũng có được sắc xanh như KBC, HAG, SCR, ASM, DHM, KSH, QBS, JVC..., nhưng thanh khoản không cao.

VND sau chuỗi giảm mạnh đã có phiên tăng thứ 2 liên tiếp lên 22.900 đồng (+1,6%), khớp lệnh 1,45 triệu đơn vị.

Cổ phiếu ngân hàng: Vẫn tích cực, nhưng cần thận trọng
Cú sụt giảm mạnh của nhiều cổ phiếu ngân hàng vừa qua đã phát đi "hồi chuông cảnh báo" khi việc thoái vốn, bán vốn ngoại đã đi dần vào hồi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư