
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
![]() |
Dòng tiền margin tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản cao |
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ngày 11/5, dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) tại một số công ty chứng khoán thuộc Top đầu về cho vay margin như Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Chứng khoán VNDIRECT (VND), Chứng khoán FPT (FPTS)… giảm so với thời điểm cuối tháng 3/2018.
Tại Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), dư nợ cho vay margin đang ở mức trên 4.000 tỷ đồng, giảm 1.500 tỷ đồng so với thời điểm đỉnh.
Tại Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), ông Trịnh Thanh Cần, Tổng giám đốc ACBS chia sẻ, dư nợ cho vay margin của Công ty hiện là 1.800 tỷ đồng, giảm khoảng 400 tỷ đồng so với 1 tháng trước.
Trong khi đó, tại Công ty Chứng khoán MB (MBS), dư nợ margin hiện tại khoảng 2.800 tỷ đồng, giảm khoảng 5% so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng, khi chỉ số VN-Index đang tạo đỉnh.
Phó giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM cho biết, thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm sâu trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi hiện tượng một số công ty chứng khoán phải bán giải chấp, song điều này không tác động nhiều đến thị trường. Một số công ty đưa lệnh bán giải chấp trong đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, nhưng khối lượng không đáng kể, ngoại trừ một vài mã như HAG.
Đợt sụt giảm của TTCK Việt Nam gần đây chủ yếu do tác động từ diễn biến giảm giá chứng khoán toàn cầu, sau một thời gian dài tăng trưởng nóng. Margin có tác động khi thị trường đảo chiều, song không phải là nguyên nhân làm cho thị trường sụt giảm. Tuy nhiên, margin gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng đến sức cầu. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán giảm nguồn cung margin vô hình trung tạo ra lực tăng cung cổ phiếu.
Theo vị phó tổng giám đốc công ty chứng khoán trên, hiện nay, hoạt động cắt giảm margin tại nhiều công ty vẫn chưa đủ mạnh, nếu thị trường tiếp tục có diễn biến xấu thì khả năng thị trường có những phiên rung lắc và hoạt động giảm cắt giảm margin sẽ được đẩy mạnh. Nhà đầu tư nên chủ động kiểm soát margin, đề phòng thị trường có biến động ngoài tầm kiểm soát để có kế hoạch giao dịch phù hợp.
Ông Dương Văn Chung, Giám đốc khu vực miền Bắc, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, tổng dư nợ cho vay margin trên thị trường chứng khoán hiện nay chiếm hơn 1% tổng vốn hóa toàn thị trường chứng khoán, tương đương trên dưới 40.000 tỷ đồng. Đây không phải là mức quá cao để gây áp lực cho TTCK, việc thị trường điều chỉnh là tất yếu sau một thời gian tăng mạnh.
Trong thời gian qua, dòng tiền margin tập trung nhiều nhất ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản cao, đây cũng là nhóm cổ phiếu ghi nhận biến động giá mạnh nhất trong thời gian qua. Chính vì vậy, động thái giảm trần cho vay margin đã được cơ quan quản lý tính đến nhằm điều tiết dòng vốn vay vào thị trường chứng khoán. Cơ quan quản lý cũng đã nhiều lần khuyến nghị các công ty chứng khoán tăng cường kiểm soát rủi ro, phòng ngừa tình huống xấu.
Theo ông Chung, để xác định lượng margin có gây rủi ro cho thị trường hay không, không thể dùng giá trị tuyệt đối, mà nên dựa trên việc sử dụng số đo giá trị dư nợ vay trên tổng giá trị chứng khoán sở hữu, tỷ lệ này nhỏ hơn 40% là an toàn. Trường hợp hệ số margin trên toàn thị trường vượt quá mức 40% và tiệm cận 50% sẽ gây rủi ro cho thị trường. Nếu nhà đầu tư liên tục nộp tiền vào tài khoản để đối ứng với số vay thì hoàn toàn không đáng ngại.
Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán ước tính, hiện nay, tỷ lệ cho vay margin trên tổng giá trị vốn hóa của lượng cổ phiếu tự do giao dịch ở mức hơn 3%, nằm trong ngưỡng an toàn (dưới 5%). Dù tổng dư nợ margin toàn thị trường giảm khá mạnh so với thời điểm đỉnh, nhưng vẫn đang ở mức cao so với hai năm trở lại đây. Tuy nhiên, đi kèm với đó, nhiều công ty chứng khoán đã chủ động huy động vốn, mở rộng quy mô nên mức tăng trưởng của lượng margin trên thị trường có phần được kiểm soát.
Mặc dù vậy, ở bất cứ thời điểm nào đều cần có sự thận trọng từ cả phía nhà cung cấp và người sử dụng margin, đó là ưu tiên kiểm soát rủi ro và tuân thủ nguyên tắc.

-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower