Diễn biến phân hóa ở nhóm cổ phiếu bluechip khiến thị trường giằng co và rung lắc khá mạnh trong phiên sáng đầu tuần ngày 20/8. Tuy nhiên, với sự khởi sắc của trụ cột VNM cùng đà hồi phục ở nhóm cổ phiếu dầu khí, chỉ số VN-Index đã bảo toàn được mốc 970 điểm.
Bước sang phiên chiều, thị trường không có gì đột biến, chỉ số VN-Index vẫn lình xình trên mốc 970 điểm. Tuy nhiên, sau gần 1 giờ giao dịch, áp lực bán gia tăng đã đẩy thị trường lùi về dưới mốc tham chiếu.
Theo nhận định của một số chuyên gia chứng khoán trong góc nhìn chuyên gia tuần mới, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhóm ngành thu hút dòng tiền nhiều nhất. Trong phiên sáng nay, mặc dù có thời điểm đón nhận nhịp điều chỉnh nhẹ nhưng dòng bank đã lấy lại cân bằng về cuối phiên.
Tuy nhiên, sang phiên chiều, hầu hết các cổ phiếu trong nhóm này quay đầu đi xuống, là gánh nặng chính khiến thị trường thu hẹp đà tăng thậm chí có thời điểm đảo chiều giảm.
Đóng cửa, sàn HOSE có 130 mã tăng và 150 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,74 điểm (+0,08%) lên mức 969,62 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 180,83 triệu đơn vị, giá trị 4.006,38 tỷ đồng, tăng 19,75% về lượng và 14,1% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,89 triệu đơn vị, giá trị 499,58 tỷ đồng. Trong đó, GEX thỏa thuận hơn 6,4 triệu đơn vị, giá trị 190,32 tỷ đồng; AAA thỏa thuận 2,81 triệu đơn vị, giá trị gần 50 tỷ đồng…
Như đã đề cập ở trên, hầu hết cổ phiếu dòng bank đều điều chỉnh như VCB giảm 1% xuống mức 61.400 đồng/CP, BID giảm % xuống mức đồng/CP, CTG giảm 1,2% xuống mức đồng/CP, MBB giảm 2,1% xuống mức 22.900 đồng/CP, STB giảm 0,4% xuống mức 11.150 đồng/CP, VPB giảm 4,2% xuống mức 24.900 đồng/CP, HDB giảm 2,5% xuống mức 35.000 đồng/CP.
Nhóm cổ phiếu ngành thép cũng có một phiên giao dịch thiếu tích cực khi HPG giảm 1,2% xuống mức 37.250 đồng/CP, HSG giảm 2,4% xuống mức 10.250 đồng. POM giảm 3,5% xuống mức 13.600 đồng/CP, TLH giảm 1,2% xuống mức 7.200 đồng/CP.
Trái lại, VNM vẫn là trụ đỡ chính khi tăng 1%, đóng cửa tại mức giá 160.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 1,29 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó phải kể tới cặp đôi lớn nhóm dầu khí là GAS và PLX. Trong đó, GAS được kéo lên mức cao gần nhất ngày 98.200 đồng/Cp, tăng 2,1%; còn PLX tăng 2% lên mức 65.500 đồng/CP.
Ngoại trừ 3 điểm sáng trên, các mã bluechip khác có sự đóng góp kém hơn như VIC tăng 0,3% lên mức 102.600 đồng/CP, BID tăng 1%, đóng cửa ở mức giá 31.400 đồng/CP, MSN tăng 0,3% lên mức 89.900 đồng/CP, MWG tăng 2,5% lên mức 121.000 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, việc ra mắt Hãng hàng không Bamboo Airways tiếp tục khiến cổ phiếu FLC nóng hơn. Kết phiên, FLC tăng 3,43% lên mức 6.330 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 20,64 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE và gấp gần 2 lần cổ phiếu đứng thứ 2 là VPB với 10,44 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Một điểm sáng nữa là cặp HAG và HNG. Sau thông tin thu về 3.800 tỷ đồng từ trái phiếu và tăng hơn 1.000 ha trồng chuối, cổ phiếu HAG đã bật cao sau 5 phiên điều chỉnh. Với mức tăng 6,7%, cổ phiếu HAG đóng cửa sát mức giá trần 7.120 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh tăng vọt đạt 9,3 triệu đơn vị.
Cổ phiếu HNG cũng đảo chiều tăng vọt sau 4 phiên giảm, với mức tăng 6,9% lên mức giá trần 15.400 đông/CP và khớp 2,43 triệu đơn vị, dư mua trần 123.790 đơn vị.
Sau khi nhận tín hiệu đỏ từ sàn HOSE, sàn HNX cũng lao xuống dưới mốc tham chiếu và sau đó cũng hồi phục thành công.
Đóng cửa, HNX-Index tăng nhẹ 0,04 điểm (+0,04%) lên mức 108,06 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,8 triệu đơn vị, giá trị 399,11 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,38% về lượng và 9,55% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 712.503 đơn vị, giá trị 7,87 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index phiên 20/8 |
Trong khi SHB vẫn giữ được mức tăng nhẹ trên mốc tham chiếu 1 bước giá thì các mã lớn khác như ACB, VCG, VGC, PVC đều giao dịch trong sắc đỏ.
Ngoại trừ PVC điều chỉnh, các cổ phiếu khác trong nhóm dầu khí trên sàn HNX vẫn tăng như PVS tăng 1,58% lên mức 19.300 đồng/CP, PLC tăng 1,86% lên 16.400 đồng/CP, PVI tăng 0,69% lên mức 29.200 đồng/CP.
Trong đó, cặp đôi SHB và ACB dẫn đầu thanh khoản trên sàn với khối lượng khớp lệnh lần lượt 3,93 triệu đơn vị và 3,25 triệu đơn vị.
Trái với 2 sàn chính, bước vào phiên chiều sàn UPCoM diễn biến giằng co mạnh và quay đầu giảm sau gần 30 phút rung lắc. Sắc đỏ đã duy trì đến hết phiên giao dịch trước
Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,17%) xuống mức 51,38 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 11,56 triệu đơn vị, giá trị 171,62 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,92 triệu đơn vị, giá trị 57,56 tỷ đồng.
Cổ phiếu ART vẫn dẫn đầu thanh khoản với 3,34 triệu đơn vị được giao dịch. Tiếp đó là VEA và BSR với 1,4 triệu đơn vị và 1,3 triệu đơn vị. Tuy nhiên, đóng cửa cả 3 mã trên đều giảm khá mạnh.