Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: VEA bùng nổ, tăng 23% trong tuần
 
Thị trường giằng co mạnh trong cả tuần với tương quan cung cầu khá cân bằng, nhưng vẫn kịp kết tuần xanh nhẹ. Điểm nhấn thuộc về phiên giảm sâu 15/8 với nhóm dầu khí bị bán mạnh, và không ngạc nhiên khi các mã thuộc ngành này được các công ty chứng khoán khuyến nghị tuần này cũng lùi sâu như PVD, OIL, BSR. Ngược lại, điểm sáng lớn nhất thuộc về VEA.

BSC: theo dõi SSI để xác định điểm vào hợp lý

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: khả năng điều chỉnh sau khi kiểm tra ngưỡng kháng cự

- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương

- Chỉ báo RSI: Trung tính

- Khối lượng giao dịch tăng 5% so với trung bình 20 phiên giao dịch

Nhận định: Sau vài phiên tăng điểm nhưng khối lượng giao dịch không ổn định, có khả năng SSI đang kiểm tra ngưỡng kháng cự tại 30.200 đồng và điều chỉnh giá trước khi chạy lên tiếp tới SMA200.

Nhà đầu tư nên theo dõi cổ phiếu để xác định điểm vào hợp lý trên ngưỡng kháng cự 30.200 đồng.

Trong tuần này, cổ phiếu SSI chỉ có 1 phiên tăng đầu tuần (4%), sau đó 4 phiên còn lại đều giảm (-1,6%; -3,2%; -0,7%; -0,3%).

Thanh khoản khớp lệnh trung bình từ hơn 3 triệu đến 4,7 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, SSI giảm từ 30.300 đồng xuống 29.700 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,98%.

VCSC đưa ra giá mục tiêu 13.900 đồng/cổ phiếu dành cho PVD

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa trình lên Bộ Công Thương kế hoạch giảm cổ phần tại Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) xuống 36% trong thời gian 2018-2020 từ mức 50,4% hiện nay.

Kế hoạch thoái vốn này hiện cần được Bộ Công Thương và Thủ tướng xem xét. Đáng chú ý, chính PVD cũng đã đề xuất Chính phủ giảm cổ phần xuống 25%.

Chúng tôi giữ quan điểm trung lập đối với động thái này vì: (1) Về mặt tích cực, chúng tôi cho rằng việc thoái vốn của Chính phủ sẽ tốt cho PVD vì công ty sẽ linh hoạt hơn trong quá trình tái cơ cấu cũng như cắt giảm chi phí trong trung và dài hạn nhưng, (2) PVD có thể không còn được PVN hỗ trợ như trước sau khi PVN thoái vốn.

Trong khi đó, PVN cũng cho biết việc thoái vốn khỏi GAS có thể sẽ kéo dài đến sau năm 2020.

Chúng tôi hiện đưa ra giá mục tiêu 13.900VND/cổ phiếu dành cho PVD (tổng mức sinh lời -15,0%). PVD hiện đang giao dịch tại mức 1,5 lần giá trị tài sản và P/B 0,5 lần, kém hấp dẫn khi ROE âm và triển vọng tương lai chưa rõ ràng.

Trong tuần này, cổ phiếu PVD giao dịch kém tích cực, khi chỉ có 1 phiên tăng nhẹ đầu tuần (0,6%), sau đó cả 4 phiên đều giảm, trong đó 1 phiên giảm sàn (-1,5%; -6,8%; -2,3%; -5,1%).

Thanh khoản khớp lệnh trung bình từ hơn 3 triệu đến hơn 5 triệu đơn vị/phiên. Riêng phiên giảm sàn có 6,5 triệu đơn vị.

Chốt tuần, PVD giảm từ ngày 16.350 đồng/cổ phiếu xuống 14.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -14,37%.

VCSC đưa ra giá mục tiêu 105.500 đồng/cổ phiếu dành cho TLG

TLG: Ngày đăng ký cuối đối với cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2017 và chia tách cổ phiếu là 31/08/2018 Ngày đăng ký cuối đối với đợt trả cổ tức bằng tiền mặt nói trên của CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) là 31/08/2018 trong khi ngày trả cổ tức là 05/10/2018.

Đây là đợt trả cổ tức thứ hai trong kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt 2.000VND/cổ phiếu cho năm 2017, lợi suất cổ tức 2,2% theo giá hiện nay.

Ngày đăng ký cuối đối với đợt chia tách cổ phiếu tỷ lệ 10:3 cũng là 31/08/2018. Điều này phù hợp với kế hoạch đã được ĐHCĐ năm nay thông qua.

Chúng tôi hiện đưa ra giá mục tiêu 105.500VND/cổ phiếu dành cho TLG, tỷ lệ tăng 14,2% theo giá hiện nay. Hiện cổ phiếu TLG đang giao dịch tại mức P/E 2018 là 17,7 lần.

Trong tuần này, cổ phiếu TLG giao dịch ảm đạm thi thanh khoản chỉ vài nghìn đơn vị/phiên, với 2 phiên tăng đều +1,1%, cùng 1 phiên giảm nhẹ (-0,4%), và 2 phiên đứng tham chiếu cuối tuần.

Chốt tuần, cổ phiếu TLG tăng nhẹ từ 92.400 đồng lên 94.000 đồng/cổ phiếu.

VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho HPG

Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và điều chỉnh giảm giá mục tiêu 8% xuống 48.500VND/cổ phiếu vì chúng tôi tiếp tục lạc quan về triển vọng mảng thép xây dựng nhưng tăng WACC.

KQLN 6 tháng đầu năm 2018 khả quan với doanh thu tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sản lượng và giá bán trung bình tăng.

Chênh lệch giữa giá bán thép và giá quặng sắt tăng giúp hỗ trợ biên lợi nhuận, qua đó giúp LNST sau lợi ích CĐTS tăng 27% lên 4.400 tỷ đồng.

Trụ cột tăng trưởng quan trọng nhất của HPG là Khu Liên hợp Gang Thép Dung Quất hiện chuẩn bị đưa vào hoạt động dây chuyền cán đầu tiên trong tháng 8 còn các lò BOF dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2019.

Chúng tôi giữ nguyên dự báo sản lượng thép xây dựng sẽ tăng 10% năm 2018 và 25% năm 2019 nhờ nhu cầu trong nước mạnh.

Chúng tôi dự báo biên lợi nhuận gộp của HPG sẽ ổn định nhờ chênh lệch giữa giá quặng sắt và giá bán trung bình của thép tiếp tục tăng.

Vì vậy, chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2018 sẽ đạt 9.400 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2017.

P/E 2018 là 8,9 lần cho thấy tỷ lệ tăng giá cổ phiểu hấp dẫn nhờ vào các chỉ số cơ bản lành mạnh của HPG và triển vọng tăng trưởng nhờ công suất mới từ Khu Liên hợp Gang Thép Dung Quất.

Trong tuần này, cổ phiếu HPG có 3 phiên tăng (3,5%; 0,5%; 0,5%), 1 phiên giảm (-2,6%), và 1 phiên đứng tham chiếu.

Thanh khoản khớp lệnh có phiên lên đến 11,4 triệu đơn vị, phiên thấp nhất cũng có hơn 3,7 triệu đơn vị.

Chốt tuần, HPG tăng nhẹ từ 37.000 đồng lên 37.700 đồng/cổ phiếu, tương đương +1,89%.

ACBS duy trì khuyến nghị mua đối với FPT

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với FPT dựa trên đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì của các hoạt động kinh doanh chính, trong khi cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/E chỉ khoảng 12x dựa trên lợi nhuận dự phóng 2018.

Trong tuần này, cổ phiếu FPT chỉ có 1 phiên giảm duy nhất vào ngày 15/8 (-1,1%), còn lại 4 phiên đều tăng (0,8%; 2%; 0,5%; 1,2%). Thanh khoản khớp lệnh trung bình 1,4 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, FPT tăng từ 42.120 đồng lên 43.500 đồng/cổ phiếu, tương đương +3,27%.

MBS duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TCM

Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công, với giá mục tiêu 12 tháng khoảng 26.500 đồng/cổ phiếu, tăng 32% so với mức giá 20.150 đồng ngày 10/08/2018.

Chúng tôi điều chỉnh dự phóng lợi nhuận ròng của TCM từ 177 tỷ đồng lên 195 tỷ đồng do phát sinh khoản lợi nhuận khác từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định khoảng 27 tỷ đồng trong năm.

Trong tuần này, cổ phiếu TCM có 3 phiên giảm liên tiếp từ đầu tuần (-1,2%; -0,8%; -0,8%), và chỉ phục hồi trong 2 phiên sau (0,8%; 0,8%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 200.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, TCM giảm nhẹ 20.150 đồng xuống 19.900 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,14%.

BSC: Có thể mở vị thế với DRC nếu quay lại vùng 25.000 đồng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tích lũy ngắn hạn

- Chỉ báo xu hướng MACD: Trên mức 0

- Chỉ báo RSI: Trung tính

- Khối lượng giao dịch giảm 26% so với trung bình 20 phiên giao dịch

Nhận định: DRC đang tích lũy tại vùng 23.000-24.000 đồng với khối lượng cạn kiệt sau khi không thể vượt qua ngưỡng kháng cự tại vùng 25.000 đồng

Nếu DRC có thể quay lại giá 25.000 đồng và bứt phá với khối lượng lớn (cao hơn 600 nghìn cổ phiếu khớp lệnh) và giá tăng mạnh, nhà đầu tư có thể mở vị thế với cổ phiếu này.

Trong tuần này, cổ phiếu DRC có 2 phiên tăng (3,7%; 2,5%) cùng 2 phiên đứng tham chiếu đan xen từ đầu tuần, và giảm nhẹ (-1%) trong phiên cuối tuần.

Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất hơn nửa triệu đơn vị, phiên thấp nhất hơn 170.000 đơn vị.

Chốt tuần, DRC tăng từ 23.000 đồng lên 24.200 đồng/cổ phiếu, tương đương +5,21%.

MBS giữ nguyên khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho VPB

Chúng tôi điều chỉnh P/B định giá xuống mức 2,01x nhằm phản ánh điều chỉnh thị trường. Trong phương pháp RI, chúng tôi tăng mức Re lên 14,5% nhằm phản ánh mức tăng chi phí huy động vốn gần đây.

Chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị KHẢ QUAN và điều chỉnh giá mục tiêu xuống 31.300 VNĐ (+18,9% upside) từ mức gi 41.000 VNĐ do tín dụng tiêu dùng giảm tốc và thu nhập ngoài lãi tăng trưởng chậm hơn dự phóng.

Thay vào đó, lợi nhuận sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào ngân hàng mẹ. Thu phí và dịch vụ, các khoản thu từ thu hồi nợ xấu và tiết kiệm chi phí hoạt động sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm.

Giá mục tiêu 12 tháng của chúng tôi phản ánh mức điều chỉnh giá với cổ phiếu ngành ngân hàng giai đoạn vừa qua.

Trong tuần này, cổ phiếu VPB tăng 2 phiên liên tiếp từ đầu tuần (1,3%; 0,2%), sau đó có 2 phiên giảm (-2,6%; -1,9%) kèm 1 phiên đứng tham chiếu xen giữa.

Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất hơn 9,6 triệu đơn vị, phiên thấp nhất cũng có hơn 4 triệu đơn vị.

Chốt tuần, VPB giảm từ 26.800 đồng xuống 26.000 đồng/cổ phiếu, tường đương -2,98%.

MBS nâng khuyến nghị đối với AST từ KHẢ QUAN lên MUA

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần AST đạt 417,3 tỷ đồng , tăng 39,5% cùng kỳ; trong đó, doanh thu mảng bách hóa chiếm tỷ trọng chính đạt 236,1 tỷ đồng , tăng 33,2% cùng kỳ.

Biên chi phí quản lý bán hàng và quản lý doanh nghiệp 6 tháng tăng nhẹ lên 29,5% so với 27,1% cùng kỳ, chủ yếu đến từ chi phí thuê mặt bằn tăng mạnh.

- Trong kỳ công ty ghi nhận khoản lỗ 9 tỷ từ công ty suất ăn hàng không VinaCS (tỷ lệ sở hữu 26,67%), VinaCS đang trong giai đoạn xâm nhập thị trường suất ăn ưu tiên việc gia tăng thị phần, cạnh tranh thông qua giá bán suất tăng, dự kiến có lãi sau năm 2019.

- Ngoài ra, công ty không còn ghi nhận doanh thu tài chính đột biến, cùng kỳ năm trước đã ghi nhận 15,9/26,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty chỉ đạt 75,1 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,6% cùng kỳ, mặc dù công ty ghi nhận doanh thu tăng trưởng tốt.

Giá trị hợp lý của cổ phiếu AST, đã tính đến rủi ro pha loãng, được xác định ở mức 81.500 đồng/cp dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp FCFF (chi phí vốn bình quân WACC 9,6%).

Chúng tôi nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu AST từ KHẢ QUAN lên MUA.

Trong tuần này, cổ phiếu AST có 2 phiên tăng (1,8%; 0,2%), và 3 phiên giảm (-2,3%; -0,8%; -0,3%). Thanh khoản khớp lệnh trung bình trên dưới 70.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, AST giảm từ 64.300 đồng xuống 63.300 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,55%.

MBS khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu IMP

Các nhà máy EU-GMP đang ần đi vào hoàn thiện. Chúng tôi ước tính cuối năm 2018 và 2019, hai nhà máy mới của Imexpharm đi vào hoạt động với toàn bộ dây chuyền đạt tiêu chuẩn cao nhất hiện nay.

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu IMP với mức giá 56.600 đồng/CP (+11% upside).

Lợi nhuận của công ty ước tính tăng trưởng mạnh từ năm 2020 dựa trên: (i) Động lực từ hai nhà máy EU-GMP, giúp đa dạng hơn về sản phẩm và tăng công suất; (ii) Chiến lược sản xuất khác biệt, tạo vị thế riêng; (iii) Tình hình tài chính vững mạnh, kênh bán hàng ETC đang dần khôi phục thị phần.

Trong tuần này, cổ phiếu IMP có 2 phiên tăng (0,8%; 1,8%), và 3 phiên đứng tham chiếu, thanh khoản trồi sụt, khi phiên cao nhất có gần 24.000 đơn vị, có phiên chỉ có 2.010 đơn vị khớp lệnh.

Chốt tuần, IMP tăng từ 51.100 đồng lên 52.000 đồng/cổ phiếu, tương đương +1,76%.

VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho REE

Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho CTCP Cơ điện lạnh (REE) với tổng mức sinh lời 44%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,7%.

Lợi nhuận năm 2018 dự báo sẽ đạt tăng trưởng 22,7% so với năm 2017 nhờ mảng điện đạt kết quả cao và khoản lợi nhuận bất thường 4 triệu USD từ chuyển nhượng BĐS.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận 2019 sẽ đạt tăng trưởng 9,7% nhờ mảng cơ điện phục hồi mạnh 58,3% so với mức cơ sở thấp năm 2018 do công ty trích trước nhiều chi phí trong năm nay, và mảng cho thuê văn phòng đạt tăng trưởng 37,2% khi E-town Central hoạt động cả năm.

Tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn có thể vượt dự báo của chúng tôi vì công ty tự tin các thương vụ M&A mới (có thể trong lĩnh vực điện hoặc BĐS) sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2018. Yếu tố hỗ trợ:

Các thương vụ M&A chưa công bố, tăng cổ phần tại VIID nhờ SCIC thoái vốn, hợp nhất Thác Mơ mở rộng, diện tích có thể cho thuê tăng thêm 50.000m2.

Rủi ro: đàm phá hợp đồng mua bán điện của VSH, không giải ngân đầu tư vào cuối năm. Định giá hấp dẫn với P/E 2018 là 6,2 lần và P/B là 1,1 lần với ROE 18,6%.

Trong tuần này, cổ phiếu REE phiên đứng tham chiếu đầu tuần, sau đó 2 phiên tăng (2,8%; 1,3%), và đan xen là 2 phiên giảm (-1,6%; -1,7%).

Thanh khoản khớp lệnh trung bình trên dưới 500.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, REE tăng nhẹ từ 34.050 đồng lên 34.300 đồng/cổ phiếu.

BSC: PNJ cần tích lũy tại vùng 106.000 đồng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Hồi phục ngắn hạn

- Chỉ báo xu hướng MACD: Trên mức 0

- Chỉ báo RSI: Phân kỳ dương

- Khối lượng giao dịch tăng 128% so với trung bình 20 phiên giao dịch

Nhận định: PNJ đã vượt được SMA200 trong phiên hôm nay với khối lượng đột biến hỗ trợ. Đây là tín hiệu rất tích cực cho xu hướng trung và dài hạn sau khi cổ phiếu bị gãy mạnh xuống dưới vùng giá 80.000 đồng.

Tuy nhiên ở phía trên đang xuất hiện vùng kháng cực mạnh 106.000-110.000 đồng là SMA150 và khoảng trống xuất hiện khi cổ phiếu bắt đầu xu hướng giảm.

PNJ cần tích lũy tại vùng 106.000 đồng và lấp khoảng trống này trước khi tạo ra xu hướng mới.

Trong tuần này, cổ phiếu PNJ có 3 phiên tăng (1,6%; 4,6%; 2%), và 2 phiên giảm (-2,9%; -2%).

Thanh khoản khớp lệnh trên dưới nửa triệu đơn vị/phiên. Riêng phiên 14/8 có hơn 1 triệu đơn vị.

Chốt tuần, PNJ tăng từ 96.000 đồng lên 99.000 đồng/cổ phiếu, tương đương +3,12%.

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu VNE

VNE là một trong vài doanh nghiệp xây lắp điện hàng đầu Việt Nam. Sau giai đoạn xáo trộn do bị thâu tóm, hoạt động kinh doanh của VNE đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng khi nhóm thâu tóm rút lui và Ban lãnh đạo cũ quay trở lại.

Với sự trở lại của Ban lãnh đạo cũ, VNE tiếp tục định hướng tái cấu trúc doanh nghiệp là thoái vốn ra khỏi các dự án BĐS cũng như các công ty con và công ty liên kết kém hiệu quả để tập trung vào thế mạnh là xây lắp điện và năng lượng từ đó giúp cho công ty có thể tăng trưởng và ổn định hơn trong tương lai.

Cùng với đó thì LNST năm 2018 được dự báo tăng trưởng xấp xỉ 61,3%.

Vì vậy chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu VNE với mức giá mục tiêu là 11.800 đồng (giữ nguyên so với báo cáo cập nhật tháng 04/2018) và tiềm năng tăng giá là 88% so với mức giá đóng cửa ngày 13/8/2018 là 6.260 VND/CỔ PHIẾU

Trong tuần này, cổ phiếu VNE có 3 phiên tăng liên tiếp từ đầu tuần, trong đó có 1 phiên tăng trần (0,3%; 6,5%; 2,1%), sau đó điều chỉnh giảm trong 2 phiên cuối tuần (-0,4%; -0,7%).

Thanh khoản khớp lệnh trồi sụt, với phiên thấp nhất chỉ hơn 80.000 đơn vị, phiên cao nhất là phiên tăng trần có hơn 900.000 đơn vị.

Chốt tuần, VNE tăng từ 6.240 đồng lên 6.730 đồng/cổ phiếu, tương đương +7,85%.

PHS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu OIL trong ngắn hạn

Với các giả định về tăng trưởng thị phần cũng như dịch chuyển cơ cấu kênh bán hàng sang các khu vực có biên lợi nhuận tốt hơn, chúng tôi kỳ vọng mức giá hợp lý của PVOil là 16,354VNĐ/Cp,

Khuyến nghị: Nắm giữ đối với cổ phiếu PVOil trong ngắn hạn, câu chuyện thoái vốn của PVN xuống còn 35.1% có thể sẽ là điểm nhấn hấp dẫn hơn đối với cổ phiếu PVOil

Rủi ro: Vấn đề quản trị hàng tồn kho là thách thức đối với doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.

Các thay đổi về chính sách có thể khiến cho biên lợi nhuận của PVOil bị ảnh hưởng trực tiếp gây sai lệch tới dự báo. Kế hoạch tăng trưởng dựa vào M&A không hiệu quả ảnh hưởng tới khả năng hoạt động.

Trong tuần này, cổ phiếu OIL giao dịch kém tích cực, khi 3 phiên từ đầu tuần đều giảm (-1,3%; -2,6%; -5,3%), sau đó đứng tham chiếu, trước khi phục hồi nhẹ trong phiên cuối tuần (0,7%).

Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 1 triệu đơn vị/phiên. Riêng 2 phiên đầu tuần và cuối tuần từ 440.000 đến 650.000 đơn vị.

Chốt tuần, OIL giảm từ 15.700 đồng xuống 14.400 đồng/cổ phiếu, tương đương -8,28%.

VCSC khuyến nghị MUA dành cho DPM với giá mục tiêu 20.200 đồng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) dự kiến sẽ giảm cổ phần tại Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) (hiện 61,4%) và CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) (hiện 75,6%) xuống 36%.

PVN hiện đang tìm kiếm phương pháp tối ưu để thoái vốn khỏi các công ty phân bón này và phương án sáp nhập hai công ty cũng đang được xem xét. Đề xuất này cần được Bộ Công Thương và Thủ tướng duyệt.

Ngoài ra, nếu DPM muốn sáp nhập với DCM thì phải xin ý kiến cổ đông thiểu số.

Chúng tôi cho rằng nếu đề xuất này được thông qua, mặt tích cực là công ty sau khi sáp nhật sẽ có thị phần lên đến 80%, khả năng ảnh hưởng giá urea trên thị trường cao hơn và tính kinh tế theo quy mô được khai thác tối đa.

Tuy nhiên, rủi ro giá khí đầu vào cao hơn vì giá khí đầu vào của DCM nhiều khả năng sẽ tăng mạnh năm 2019 khi PVN sẽ không còn trợ giá khí nữa.

Chúng tôi cho rằng việc sáp nhập sẽ có lợi cho DCM hơn DPM nhưng vẫn giữ quan điểm trung lập đến khi có các diễn biến mới.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị MUA dành cho DPM với giá mục tiêu 20.200VND/cổ phiếu (tổng mức sinh lời 22%, bao gồm lợi suất cổ tức 8,4%).

DPM hiện đang giao dịch tại mức P/E 2018 là 12,5 lần và EV/EBITDA là 5,3 lần. (báo cáo ngày 13/8).

Trong tuần này, cổ phiếu DPM có 2 phiên tăng (3,1%; 1,4%), và 3 phiên giảm đan xen (-1,1%; -1,7%; -1,1%). Thanh khoản khớp lệnh trung bình từ hơn 220.000 đến nửa triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, DPM tăng nhẹ từ 17.800 đồng lên 17.900 đồng/cổ phiếu.

VCSC khuyến nghị MUA cổ phiếu CTG

Chúng tôi đưa ra báo cáo cập nhật dành cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) với khuyến nghị MUA với tổng mức sinh lời 24,5%, bao gồm lợi suất cổ tức.

Giá mục tiêu của chúng tôi được điều chỉnh giảm 14% do tỷ lệ cho vay bán lẻ tăng nhẹ không đủ để xoa dịu áp lực tăng đối với chi phí cấp vốn.

Chúng tôi dự báo thu nhập lãi thuần năm 2018 sẽ tăng 15% so với năm 2017, trong đó NIM đi ngang 2,8% và tăng trưởng tín dụng điều chỉnh đạt 15% so với năm 2017 (giảm 1,5 điểm %) do NHNN hạn chế tăng trưởng tín dụng năm 2018.

Chúng tôi tiếp tục giữ tăng trưởng thu nhập phí thuần từ dịch vụ thương mại và các dịch vụ giao dịch và bảo hiểm.

CTG tích cực dự phòng đến 111% trong 6 tháng đầu năm sau khi giải quyết trái phiếu VAMC trong Quý 1.

Chúng tôi dự báo tỷ lệ chi phí dự phòng / nợ gộp sẽ giảm 0,8% từ 1,1% năm 2017. Dự báo lợi nhuận năm 2018 đạt 9.400 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2017.

Trong tuần này, cổ phiếu CTG có 2 phiên tăng (6,2%; 3,8%), và 3 phiên giảm (-1,7%; -0,4%; -0,6%).

Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 10 triệu đơn vị/phiên. Riêng phiên 14/8 chỉ có 5 triệu đơn vị.

Chốt tuần, CTG tăng từ 24.250 đồng lên 26.000 đồng/cổ phiếu, tườn đương +7,21%.

VCSC giữ khuyến nghị MUA cổ phiếu VEA

Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) cho biết LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2018 đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ lợi nhuận từ các công ty ô-tô liên kết, bao gồm Honda, Toyota và Ford Vietnam.

LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2018 vượt dự báo của chúng tôi và có thể chúng tôi sẽ điều chỉnh tăng giá mục tiêu, đồng thời giữ khuyến nghị MUA.

Doanh số xe máy Honda đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số trong sáu tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó giành thêm thị phần. Doanh số xe du lịch Honda bán ra tăng mạnh 106% so với cùng kỳ năm ngoái lên 11.181 chiếc.

Việc nhập khẩu Fortuner khó khăn ảnh hưởng đến doanh số du lịch Toyota nhưng được bù đắp bởi doanh số xe CKD, vốn có biên lợi nhuận cao hơn. Ford đạt doanh số kém trong bối cảnh nhập khẩu kém tích cực và cạnh tranh gay gắt ở mảng xe du lịch.

Trong tuần này, cổ phiếu VEA giao dịch tích cực với cả 5 phiên liên tiếp tăng (3,6%; 4,6%; 6,7%; 1,75%; 4,3%).

Thanh khoản khớp lệnh trung bình từ 1 triệu đến 2,2 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, cổ phiếu VEA tăng từ 25.100 đồng lên 30.900 đồng/cổ phiếu, tương đương 23,1%.

BSC: SBT cần thêm thời gian tích lũy

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Hồi phục ngắn hạn

- Chỉ báo xu hướng MACD: Trên mức 0

- Chỉ báo RSI: Phân kỳ dương, tiếp cận quá mua

- Khối lượng giao dịch tăng 107% so với trung bình 20 phiên giao dịch

Nhận định: SBT sau khi tạo đáy trong 2 tháng tại vùng 15.500 đồng cùng khối lượng cạn kiệt đã hồi phục lên vùng giá 17.00 đồng tại phiên hôm nay.

Tuy nhiên thanh khoản tại phiên bứt phá hôm nay chưa đủ lớn cũng như SBT đang gặp vùng cản rất mạnh tại nền giá 18.000 đồng.

SBT cần thêm thời gian tích lũy trước khi có thể phá vỡ được xu hướng giảm dài hạn.

Trong tuần này, cổ phiếu SBT có phiên đứng tham chiếu đầu tuần, sau đó 4 phiên còn lại đều tăng (1,9%; 3%; 3,5%; 4,3%). Thanh khoản khớp lệnh trung bình trên dưới 4,5 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, SBT tăng từ 16.200 đồng lên 18.350 đồng/cổ phiếu, tương đương +13,27%.

PHS định giá cổ phiếu HDG ở mức 35.200 đồng/cổ phiếu

Chúng tôi định giá cổ phiếu HDG dựa trên 2 phương pháp: P/B (tỷ trọng 70%), và P/E (tỷ trọng 30%) với kết quả định giá đạt 35,200, cao hơn 17.6% so với thị giá.

Giá cổ phiếu đang trong xu hướng điều chỉnh do hấp thụ thông tin KQKD Q2 kém tích cực, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng KQKD 6 tháng cuối năm và triển vọng 2019-2020 vẫn khả quan nên khuyến nghị MUA cổ phiếu HDG cho mục tiêu dài hạn.

Rủi ro: Rủi do pha loãng do HDG đang có kế hoạch phát hành 19 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ.

Rủi ro từ thị trường bất động sản có tín hiệu chậm lại do mặt bằng lãi suất có dấu hiệu gia tăng, các ngân hàng cũng siết chặt tín dụng đối với các dự án bất động sản tạo nhiều khó khăn, đặc biệt với khả năng tiêu thụ các sản phẩm BĐS phân khúc cao cấp của HDG.

Trong tuần này, cổ phiếu HDG giảm 2 phiên liên tiếp từ đầu tuần (-1,4%; -1,6%), sau đó tăng trong cả 3 phiên còn lại (0,2%; 2,2%; 3,5%).

Thanh khoản phiên cao nhất hơn 100.000 đơn vị, phiên thấp nhất có hơn 30.000 đơn vị.

Chốt tuần, HDG tăng từ 28.600 đồng lên 29.400 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,79%.

VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN đối với BSR

Chúng tôi đưa ra báo cáo cập nhật dành cho CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) với khuyến nghị KHẢ QUAN và tổng mức sinh lời 14,8% vì từ khi chúng tôi đưa ra báo cáo lần đầu đến nay, giá cổ phiếu đã giảm 22,9%.

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 9,4% do phần bù rủi ro thị trường tăng trong khi các chỉ số mục tiêu giảm.

LNST 2018 ước tính giảm 14,5% so với năm 2017 vì sản lượng phục hồi sau khi đợt bảo dưỡng sửa chữa lớn năm 2017 không bù đắp được cho việc biên dầu diesel và xăng giảm.

Chúng tôi tiếp tục cho rằng BSR sẽ chi khoảng 300 triệu USD vốn đầu tư XDCB (Kịch bản 1) để đưa chất lượng sản phẩm đạt chuẩn EURO 3 và 4. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đưa ra Kịch bản 2 (đầu tư 1,8 tỷ USD vào dự án nâng cấp và mở rộng).

Sau khi đưa dự án này vào mô hình định giá, chúng tôi tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) đạt 10,2%.

Giá mục tiêu trong trường hợp này giảm xuống 18.100VND/cổ phiếu. PER trượt 12 tháng của BSR và EV/EBITDA là 7,4 lần và 5,6 lần, thấp hơn so với các công ty khác trong ngành.

Chúng tôi cho rằng BSR có thể tăng mạnh cổ tức bằng tiền mặt từ 350VND/cổ phiếu năm nay lên 1.000VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 5,5%) năm 2019 và 2.000VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 10,9%) năm 2020 nếu không đầu tư dự án trị giá 1,8 tỷ USD.

Trong tuần này, cổ phiếu BSR có 4 phiên liên tiếp giảm từ đầu tuần (-1,1%; -2,2%; -3,4%; -4,5%), và chỉ phục hồi nhẹ trong phiên cuối tuần (0,6%).

Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 2 triệu đơn vị/phiên, riêng phiên cuối tuần chỉ có hơn 950.000 đơn vị.

Chốt tuần, BSR giảm từ 18.200 đồng xuống 16.800 đồng/cổ phiếu, tương đương -7,69%.

MBS khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA dành cho MWG

Chúng tôi nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA đối với cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động với giá mục tiêu không đổi 140.000 đồng/cổ phiếu.

Việc duy trì tốc độ tăng trưởng chuỗi Điện Máy Xanh đi kèm với triển vọng khả quan ngành trong tương lai trong khi chuỗi siêu thị mini Bách Hóa Xanh dần được cải thiện về hiệu quả hoạt động với doanh thu bình quân đang có xu hướng tăng dần sẽ là những yếu tố tích cực tác động đến kết quả kinh doanh nói chung của Thế Giới Di Động.

Chúng tôi cho rằng MWG xứng đáng là cơ hội tốt cho nhà đầu tư  trong tương lai.

Trong tuần này, cổ phiếu MWG có 2 phiên tăng (3,1%; 2,5%), xen giữa là 3 phiên giảm (-1%; -1,4%; -1,7%). Thanh khoản khớp lệnh trung bình trên dưới 700.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, MWG tăng từ 115.400 đồng lên 119.100 đồng/cổ phiếu, tương đương +3,2%.

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu GMD

Chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu GMD. Hoạt động kinh doanh kỳ vọng tăng trưởng trở lại là động lực chính mà BVSC cho rằng hỗ trợ cho sự phục hồi cổ phiếu, bên cạnh, câu chuyện về thoái vốn tại dự án bất động sản hoặc thông tin về thoái vốn của VIG tại công ty.

BVSC sử dụng phương pháp định giá so sánh PE, PB để ước tính giá trị hợp lý. Theo đó, mục tiêu đầu tư cho GMD là 33.200 đồng/cp với thời gian 6–12 tháng, tương ứng với premium là 32%.

Trong tuần này, cổ phiếu GMD có 2 phiên tăng (0,8%; 2,4%), và 3 phiên giảm đan xen (-1%; -3,6%; -1,2%). Thanh khoản khớp lệnh từ 300.000 đến 820.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, GMD giảm từ 26.100 đồng xuống 25.400 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,68%.

VCSC khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho GTN

Chúng tôi đưa ra báo cáo cập nhật dành cho CTCP GTNfoods (GTN) với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG và giá mục tiêu 11.200VND/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 9,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 5%.

LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng tỷ lệ sở hữu tại Mộc Châu Milk (MCM), chi phí sữa nguyên liệu và lỗ từ mảng chăn nuôi heo giảm.

Chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cả năm sẽ tăng mạnh 57% nhờ tiêu thụ sữa trong 6 tháng cuối năm sẽ mạnh hơn trong khi Vinatea đạt biên lợi nhuận cao hơn.

Yếu tố hỗ trợ: ban lãnh đạo cho biết thoái vốn khỏi các hoạt động ngoài cốt lõi có thể mang lại đến 110 tỷ đồng LNST sau lợi ích CĐTS trong năm 2018; chiến dịch xây dựng thương hiệu sữa mang lại nhiều kết quả khả quan.

Rủi ro chính: Cạnh tranh trên thị trường sữa, đặc biệt là từ Vinamilk.

Trong tuần này, cổ phiếu GTN có 4 phiên liên tiếp giảm từ đầu tuần, trong đó có 1 phiên giảm sàn (-2,5%; -1,3%; -7%; -0,9%), và phục hồi trong phiên cuối tuần (2,8%).

Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 2,5 triệu đơn vị phiên, riêng phiên giảm sàn có 6,7 triệu đơn vị.

Chốt tuần, GTN giảm từ 11.900 đồng xuống 10.850 đồng/cổ phiếu, tương đương -8,82%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đắt hay rẻ?
P/E bình quân của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang là 17,4 lần, ở mức trung bình so với mặt bằng chung các nước trong khu vực Đông Nam Á....
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư