Trong phiên ATC, lực mua trở nên lấn át hơn, qua đó kéo chỉ số tăng điểm khi đóng cửa.

Chốt phiên, sàn HOSE có 149 mã tăng và 136 mã giảm, VN-Index tăng 3,54 điểm (+0,39%), lên 922,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 152,7 triệu đơn vị, giá trị 3.951,72 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 33,67 triệu đơn vị, giá trị 1.363,6 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 21/11
Diễn biến VN-Index phiên 21/11

Nhóm cổ phiếu họ Vingroup phục hồi sau khi lình xình trong phiên sáng, trong đó đáng kể nhất là VRE khi +3,1% lên 31.600 đồng; VHM +1,1% lên 75.800 đồng, cùng với đó là VIC cũng đã thoát khỏi tham chiếu, +0,1% lên 97.300 đồng.

Bên cạnh đó, sự đóng góp của 2 ông lớn VNM và VCB nhận lực cầu khá tốt đã là động lực lớn kéo chỉ số vượt khó. Theo đó, VNM +2,3% lên 119.200 đồng và VCB +3% lên 55.400 đồng.

Tuy nhiên thì nhóm cổ phiếu ngân hàng lại phân hóa, ngoài VCB tăng tốt và TPB +2,7% lên 26.900 đồng thì còn lại chỉ biến động nhẹ.

Cụ thể thì BID +1%; TCB +0,4%; CTG +0,4%; MBB +1,2%, STB +0,4%...trong khi  HDB -0,7% cùng VPB, và EIB đứng giá tham chiếu.

Dẫn đầu đà giảm vẫn là GAS -2,3% xuống 93.900 đồng; NVL -2,3% xuống 67.600 đồng, cùng sắc đỏ tại SAB -0,6%; MSN -0,7%; VJC -0,7%...

Các bluechip khác một số hồi phục và có sắc xanh khác như CTD +1,7% lên 153.500 đồng; REE +4,7% lên 32.600 đồng; BMP +2,5% lên 56.500 đồng; SSI +1,8% lên 29.450 đồng…

Khớp lệnh tốt nhất là MBB với hơn 5,09 triệu đơn vị; HPG đứng tham chiếu và có 3,8 triệu đơn vị; CTG và VPB có gần 3,5 triệu đơn vị; VIC, SSI, GMD, VRE, SBT, VCB có từ 1 triệu đến gần 2 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đáng chú ý có ITA nổi sóng, +3,3% lên 2.840 đồng, khớp lệnh dẫn đầu HOSE với hơn 6,13 triệu đơn vị. JVC và TNT tăng trần, khớp lệnh lần lượt hơn 1,5 triệu và nửa triệu đơn vị.

Các mã khác cũng được sắc xanh bao phủ như OGC, AAA, LDG, KBC, KSH, GEX…khớp từ 1 triệu đến 3,5 triệu đơn vị.

Ngược lại, mặc dù thu hẹp đà giảm, nhưng FLC vẫn -1,5% xuống 5.300 đồng, khớp hơn 5,19 triệu đơn vị. Ngoài ra đang chú ý là QCG, khi giảm sàn -6,9% xuống 6.060 đồng, khớp 3,4 triệu đơn vị và trắng bên mua.

Trên HNX, chỉ số cũng có sự tích cực hơn, tuy nhiên đáng tiếc là khi chỉ số đã vươn lên tham chiếu nhưng lại bị đẩy nhẹ xuống trong ít phút cuối.

Khá nhiều mã đã hồi trở lại hoặc hãm đà rơi, chỉ còn PVS, NVB, PVI, PHP giảm. Cụ thể, PVS -1% xuống 19.800 đồng; PVI -1,3% xuống 31.000 đồng; NVB -1% xuống 10.200 đồng; PHP -9% xuống 11.100 đồng.

Các mã tăng điểm có VGC +0,6% lên 15.800 đồng; VGC +0,6% lên 15.800 đồng; HUT +2,3% lên 4.400 đồng; PGS +4% lên 30.900 đồng; VCS +3,3%b lên 75.800 đồng; TNG +2,1% lên 19.800 đồng…

Trong khi đó, ACB hồi về tham chiếu 28.900 đồng, cùng CEO, SHB, VC3, NDN, PVB cũng có mức giá tham chiếu.

Khớp lệnh cao nhất sàn vẫn là PVS với hơn 4,5 triệu đơn vị; VCG có 3,8 triệu đơn vị; ACB có 2,4 triệu đơn vị; HUT có 2,1 triệu đơn vị; SHB có 1,8 triệu đơn vị…

Chốt phiên, sàn HNX có 57 mã tăng và 71 mã giảm, HNX-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 103,9 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 30 triệu đơn vị, giá trị 421,96 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 327.000 đơn vị, giá trị 4,88 tỷ đồng.

Trên UpCoM, diễn biến UpCoM-Index lại có phần may mắn hơn HNX-Index, khi đã tăng dần trong phiên chiều và đóng cửa ở mức giá tham chiếu.

Đà trở lại của chỉ số chủ yếu nhờ sự hồi phục của các ông lớn POW +0,7%; HVN +4,4%; MCH +1% cùng VGT +0,8%; MPC +2,8%.

Trong khi BSR, QNS, VEA, VGI, DVN, VIB, MSR vẫn mất điểm, cùng OIL, LPB đứng tham chiếu.

Đóng cửa, UpCoM-Index không đổi ở mức 52,06 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,64 triệu đơn vị, giá trị 149,51 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể, giá trị gần 1 tỷ đồng.