Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 01 năm 2025,
Phiên 22/3: VN-Index vượt 1.170 điểm, tiền ào ào đổ vào bluechips
VN-Index hôm nay đã chính thức xác lập đỉnh cao lịch sử mới. Tuy nhiên, trên đỉnh gió to, nên chỉ số gặp rung lắc mạnh và chỉ nhờ những mã vốn hóa lớn mới đứng vững được ở đỉnh cao mới.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 22/3
Diễn biến VN-Index phiên ngày 22/3

Sau phiên thử sức với mốc đỉnh lịch sử 1.170 điểm hôm qua (21/3), ngay khi mở cửa phiên 22/3, VN-Index bật tăng mạnh lên đỉnh cao mới 1.180 điểm. Tuy nhiên, trên mức đỉnh mới, áp lực bán mạnh mẽ được tung vào khiến VN-Index rung lắc mạnh.

Diễn biến trong phiên giao dịch chiều cũng tương tự như phiên sáng. Áp lực cung ở đỉnh cao mới khiến VN-Index gặp rung lắc mạnh trong phiên chiều và chỉ nhờ đà tăng tốt của nhóm vốn hóa lớn cuối phiên mới giúp chỉ số này đứng vững và chính thức xác lập mức giá đóng cửa kỷ lục mới. 

Diễn biến "xanh vỏ, đỏ lòng" khiến tâm lý thị trường trở nên thận trọng hơn. Theo đó, thanh khoản ghi nhận sự sụt giảm so với phiên trước đó. Dòng tiền có sự phân hóa mạnh, tập chính vào nhóm cổ phiên bluechips.

Đóng cửa phiên 22/3, với 116 mã tăng và 172 mã giảm, VN-Index tăng 3 điểm (+0,26%) lên 1.172,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 233,32 triệu đơn vị, giá trị 6.631,11 tỷ đồng, giảm 2% về khối lượng và 9,4% về giá trị so với phiên 21/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,82 triệu đơn vị, giá trị hơn 542 tỷ đồng.

Trước áp lực chốt lời mạnh, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã suy yếu, trở thành gánh nặng chính cho chỉ số. Ngoại trừ BID, VPB và EIB tăng điểm, các mã khác đều giảm.

BID tăng 1,8% lên 44.300 đồng, VPB tăng 0,3% lên 65.200 đồng, EIB tăng 2,1% lên 14.800 đồng. Ngược lại, VCB giảm 2% về 72.300 đồng, CTG giảm 1,1% về 35.800 đồng, HDB giảm 2,3% về 42.500 đồng, MBB giảm 2,2% về 36.000 đồng, STB giảm 1,5% về 16.000 đồng.

STB khớp lệnh 13,09 triệu đơn vị, cao nhất nhóm. Tiếp đến là CTG với 9,07 triệu đơn vị, MBB là 7,03 triệu đơn vị, VCB là 3,87 triệu đơn vị, VPB là 3,2 triệu đơn vị, HDB là 2,88 triệu đơn vị, BID là 2,5 triệu đơn vị và EIB là 0,355 triệu đơn vị.

Sức ép còn khiến các mã lớn như VNM, PLX, VIC lùi về tham chiếu khiến đà tăng của VN-Index bị hạn chế hơn trong những phút cuối phiên. Dù vậy, việc nhiều bluechips khác như GAS, MSN, SAB, NVL, VJC, BVH, HSG, PVD, PVT, DPM, CII... vẫn tăng điểm nên VN-Index duy trì được sắc xanh.

GAS tăng 5,2% lên 133.800 đồng, khớp lệnh gần 0,9 triệu đơn vị. VJC tăng 2,9% lên 208.900 đồng, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. NVL tăng 1,3% lên 82.600 đồng, khớp lệnh 3,35 triệu đơn vị...

Bên cạnh một số mã ngân hàng, các mã ROS, HPG, SSI FPT, REE... cũng giảm điểm, gây sức ép lên chỉ số. ROS sau 3 phiên trần liên tiếp đã quay đầu giảm 6,8% về 145.200 đồng trong phiên này, khớp lệnh 1,26 triệu đơn vị. SSI giảm 1,6% về 40.300 đồng, khớp lệnh 6,71 triệu đơn vị. HPG giảm 0,3% về 62.800 đồng, khớp lệnh 6,58 triệu đơn vị...

Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sức ép cũng mạnh nên đa phần nhóm này giảm điểm, trong đó có IDI, VND, SCR, SBT, HQC, KBC, ASM, QCG, AMD, DIG, LDG, ITA, PDR, HBC...

Chỉ một số mã là còn tăng là FLC, HAR, FIT, HAG, HNG, GTN... Riêng HNG tăng trần lên 9.040 đồng (+7%), khớp lệnh 4,63 triệu đơn vị. HAG tăng nhẹ hơn, đạt 2,7% lên 7.190 đồng, khớp lệnh 5,36 triệu đơn vị.

FLC tăng 1,6% lên 6.170 đồng và khớp 15,879 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE.

Trên sàn HNX, do không có sự hỗ trợ của các mã lớn, nên sau nhịp tăng đầu phiên, sàn này giảm điểm cho đến khi kết phiên. Thanh khoản cũng sụt giảm.

Đóng cửa, với 76 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 0,92 điểm (-0,68%) xuống 134,04 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 58,12 triệu đơn vị, giá trị 1.112,48 tỷ đồng, giảm 16,1% về khối lượng và 12,26% về giá trị so với phiên 21/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp rất khiêm tốn 1,28 triệu đơn vị, giá trị 9,4 tỷ đồng.

Nhiều mã lớn trên HNX đồng loạt giảm điểm, cho nên sắc xanh dù có phần ưu thế hơn, song chỉ số sàn này không thể tăng.

ACB giảm 1,9% về 47.000 đồng, khớp lệnh 5,88 triệu đơn vị. SHB giảm 2,2% về 13.300 đồng, khớp lệnh 18,64 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường. TV2 giảm 6,4% về 115.000 đồng, VCS giảm 0,9% về 236.300 đồng, khớp lệnh 5,88 triệu đơn vị...

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu dầu khí với PVS, PVC, PLC cùng NTP, MAS, NDN, DBC, LCH... duy trì khá vững đà tăng, góp phần giúp chỉ số không lùi sâu.

PVS tăng 2,7% lên 26.200 đồng, khớp lệnh 9,08 triệu đơn vị. Ngược chiều thị trường, NVB tăng mạnh 5,2% lên 10.100 đồng, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.

Một số mã nhỏ như SPP, TIG, VE9, VIT tăng trần, ngược lại, các mã DCS, SĐ, PVV, NSH giảm sàn. Riêng SPP có thanh khoản tương đối tốt, khớp lệnh 0,63 triệu đơn vị, trong khi còn dư mua trần và ATC hơn 1,38 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, diễn biến cũng tương tự như trên HNX, chỉ số sàn này cũng chìm trong sắc đỏ trong phần lớn phiên giao dịch sau nhịp tăng đầu phiên, thanh khoản giảm mạnh.

Đóng cửa, với 74 mã tăng và 56 mã giảm, UpCoM-Index giảm 0,25 điểm (-0,31%) về 60,39 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh chỉ hơn 12 triệu đơn vị, giá trị gần 249 tỷ đồng, giảm 45,45% về khối lượng và 43,28% về giá trị so với phiên 22/3. Giao dịch thỏa thuận cũng khiêm tốn, chỉ gần 9 tỷ đồng.

Việc thanh khoản sụt giảm mạnh được thể hiện rõ khi chỉ có 3 mã trên sàn này có lượng khớp trên 1 triệu đơn vị là POW, LPB và BSR, trong đó mã khớp lệnh cao nhất là POW cũng chỉ đạt 3,13 triệu đơn vị.

Cả 3 mà đều giảm. POW giảm 3% về 16.300 đồng. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp không tăng của mã này, trong đó có 3 phiên giảm liền. LPB giảm 2,5% về 15.900 đồng. BSR giảm 2,2% về 26.900 đồng.

Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn này yếu đà, thì nhóm hàng không như ACV, HVN, SAS, NCS...  vẫn tăng khá tốt.

40 triệu cổ phiếu FPT Retail sẽ "đổ bộ" lên sàn HOSE
Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) đã đăng ký niêm yết 40 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 400 tỷ đồng Sở Giao dịch...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư