Nhiều nhà đầu tư đã lo lắng về một phiên phân phối đỉnh và điều này có thể khiến thị trường gặp khó khăn trong phiên giao dịch chiều. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa tin vùng 740 điểm là đỉnh của VN-Index trong đợt tăng này, nên ngay khi bước vào phiên chiều, dòng tiền đã tiếp tục chảy mạnh.
Điểm khác biệt so với đợt tăng trước của thị trường, dòng tiền trong 2 phiên gần đây chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu bluechip. Trong phiên chiều nay, nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm lớn là nhóm ngân hàng với đại diện tiêu biểu là BID.
Sau khi có đà tăng tốt trong phiên sáng, BID tiếp tục duy trì phong độ trong phiên chiều, thậm chí lực cầu gia tăng mạnh đã hấp thụ hết lượng dư bán, kéo BID lên thẳng mức giá trần 18.400 đồng với 15,7 triệu đơn vị được khớp khi chốt phiên.
Không tăng trần như BID, nhưng các mã ngân hàng khác đều có mức tăng tốt cả về giá và thanh khoản trong phiên hôm nay, như VCB tăng 2,04%, lên 37.500 đồng với 3,43 triệu đơn vị được khớp, CTG tăng 5,49%, lên 19.200 đồng với 5,17 triệu cổ phiếu được khớp, STB tăng 2,42%, lên 12.700 đồng với 5,15 triệu đơn vị được khớp, MBB tăng 3,1%, lên 18.300 đồng với hơn 3 triệu đơn vị được khớp, EIB có thanh khoản khiêm tốn nhất với hơn 0,6 triệu đơn vị, nhưng cũng tăng 3,15%, lên 11.450 đồng.
Ngoài ra, nhóm dầu khí, xăng dầu cũng duy trì đà tăng, ngoài PXL vẫn duy trì mức giá trần 60.600 đồng với hơn 3 triệu đơn vị được khớp, thì GAS cũng tăng mạnh 3,93%, lên 58.100 đồng với 1,58 triệu đơn vị được khớp, PVD tăng 2,53%, lên 16.200 đồng 1,78 triệu đơn vị được khớp…
Các mã tạo sóng trong phiên sáng như HQC, SCR, MCG, KSA, QBS, NVT, CLG, DTA tiếp tục duy trì sắc tím do lực cung không có. Ngoài ra, cũng có thêm một số mã khác hòa cùng sắc tím trong phiên chiều như HAX, ANV, TIE, FDC, PNC, SFC, DHM, PTL, TNT.
Trong khi đó, SGT lại bị bán mạnh và đột ngột quay ngoắt 180 độ, từ mức trần 12.500 đồng, xuống tận mức sàn 10.900 đồng khi đóng cửa phiên hôm nay.
Đà tăng của VN-Index bị hãm bớt trong phiên chiều nay còn do lực cung gia tăng từ một số mã bất động sản như DXG, HBC, TDH, DIG, trong đó đáng chú ý là đà giảm sàn của ROS. Ngoài ra, còn một số mã bluechip khác đi ngược dòng trong phiên hôm nay như SSI, REE, GMD, DCM.
FLC vẫn duy trì sắc đỏ khi chốt phiên với mức giảm 3,39%, xuống 7.700 đồng với hơn 22 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu thị trường. Trong khi ROS được khớp 4,55 triệu đơn vị và còn dư mua giá sàn (143.700 đồng) gần 0,3 triệu đơn vị.
Chốt phiên đầu tuần mới, VN-Index tăng 10,28 điểm (+1,40%), lên 744,1 điểm với 146 mã tăng và 120 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 272,76 triệu đơn vị, giá trị 5.851,27 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 33,34 triệu đơn vị, giá trị 714,81 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index phiên 22/5 |
Tương tự, HNX-Index cũng tăng vọt ngay khi mở cửa phiên chiều, lên sát ngưỡng 94 điểm, nhưng sau đó với việc ACB hạ nhiệt, VCG quay đầu giảm, cùng đà giảm của nhóm chứng khoán, HNX-Index đã bị đẩy lại khá sâu và chốt phiên bằng mức điểm của phiên sáng.
Cụ thể, chốt phiên hôm nay, HNX-Index tăng 0,53 điểm (+0,58%), lên 92,71 điểm với 88 mã tăng và 82 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 89,61 triệu đơn vị, giá trị 922,43 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,24 triệu đơn vị, giá trị 89,3 tỷ đồng.
ACB có lúc tăng lên mức 25.700 đồng, nhưng chốt phiên ở mức 25.100 đồng, tăng 1,61% với 8,11 triệu đơn vị được khớp, đứng sau “đồng nghiệp” SHB với 19,34 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,9%, lên 7.100 đồng và PVX với 8,56 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,55%, lên 2.300 đồng.
Trong khi đó, VCG từ mức tăng hơn 4,9% trong phiên sáng, đã quay đầu đóng cửa giảm 1,09%, xuống 18.100 đồng khi chốt phiên chiều với 4,37 triệu đơn vị được khớp.
Trái ngược với 2 sàn niêm yết, UPCoM-Index lại giao dịch chủ yếu trong sắc đỏ suốt phiên chiều và đóng cửa giảm 0,07 điểm (-0,13%), xuống 57,96 điểm với 59 mã tăng và 36 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,16 triệu đơn vị, giá trị 75,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,94 triệu đơn vị, giá trị 155 tỷ đồng.
Đà giảm của UPCoM-Index khi các mã bluechip như VIB, SDI, ACV, VEF, SSN vẫn chìm trong sắc đỏ, HVN cũng trở lại tham chiếu.
Trong khi 2 mã có thanh khoản tốt nhất sàn này đều 2 cổ phiếu tý hơn họ dầu khí là PXL và PFL với hơn 1,3 triệu đơn vị được giao dịch môi mã. Tuy nhiên, cả 2 đều giả mạnh, trong đó PXL giảm sàn xuống 2.700 đồng, còn PFL giảm 10%, xuống 1.800 đồng.