Dương như đây đang là ngưỡng hỗ trợ mạnh của thị trường và giúp nhà đầu tư yên tâm thị trường sẽ không giảm quá sâu trong nhịp điều chỉnh này.

Với sự hồi phục của các mã bluechip, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ có diễn biến tích cực hơn trong phiên giao dịch chiều. Sự kỳ vọng này dường là có cơ sở và thực tế, một số mã lớn như VNM, VCB, VJC, BVH đảo chiều, cùng SAB về tham chiếu, giúp VN-Index có lúc đã tiến sát mốc tham chiếu và nhiều nhà đầu tư đã nghĩ tới phiên đảo chiều ngoạn mục trong ngày giao dịch đầu tuần mới.

Tuy nhiên, dù nhận được sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu lớn, nhưng lực cầu không thể duy trì đủ mạnh vào cuối phiên, trong khi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là nhóm penny bị bán ồ ạt đã khiến VN-Index quay đầu trở lại và tiếp tục có phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp và phiên giảm thứ 6 trong 7 phiên giao dịch gần nhất.

HNX-Index lại tồi tệ hơn khi các mã lớn đều không thể hồi phục, nhiều mã trong HNX30 thậm chí còn đóng cửa ở mức thấp nhất ngày như NTP, PVI, PVS, TV2, DGC, HUT.

Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index giảm 2,12 điểm (-0,28%), xuống 759,74 điểm với 105 mã tăng và 174 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 158,9 triệu đơn vị, giá trị gần 3.000 tỷ đồng, giảm 11,7% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,93 triệu đơn vị, giá trị 354,67 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 24/7
Diễn biến VN-Index phiên 24/7

HNX-Index thậm chí giảm tới 1,03 điểm (-1,05%), xuống 96,93 điểm với 52 mã tăng trong khi có tới 115 mã giảm. Tổng khối lượng khớp đạt 60,13 triệu đơn vị, giá trị 518,27 tỷ đồng, tăng hơn 10% về khối lượng và 5,6% về giá trị so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 0,9 triệu đơn vị, giá trị 18 tỷ đồng.

Xét về các nhóm ngành, nhóm ngân hàng với VCB, BID, EIB, STB, MBB đều có sắc xanh, dù mức tăng không lớn, ngoại trừ CTG đứng ở tham chiếu.

VNM, VJC, BVH cũng đảo chiều tăng trở lại, trong khi SAB về mức tham chiếu. Các mã khác cũng duy trì đà tăng như ROS, HPG, MSN, MWG, FPT, DPM, DCM.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu nhỏ lại bị bán ồ ạt, khiến nhiều mã giảm sàn như OGC, DLG, VHG, ATG, thậm chí HAR kết thúc chuỗi tăng trần ấn tượng của mình cũng bằng phiên giảm sàn về 10.650 đồng với hơn 2,8 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn tới hơn 1,7 triệu đơn vị. Như vậy, với mức dao động từ trần xuống sàn, biên độ dao động giá của HAR trong phiên hôm nay lên tới 14%. OGC được khớp 8,5 triệu đơn vị và đóng cửa ở mức sàn 2.520 đồng, còn dư mua giá sàn.

Các mã khác, ngoại trừ HQC có sắc xanh le lói, còn lại cũng đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. FLC giảm 1,93%, xuống 7.100 đồng với 12,58 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HOSE. ITA giảm 3,49%, xuống 4.150 đồng với 5,8 triệu đơn vị được khớp…

Trái ngược với các mã trên, HAI vẫn duy trì sắc tím lên 10.850 đồng, AMD cũng đóng cửa ở mức trần 12.150 đồng với dư mua trần lên tới hơn 3 triệu đơn vị. Cả HAI và AMD đều có thanh khoản tốt với hơn 3,4 triệu đơn vị được khớp.

Trên HNX, SHB nhờ lực cầu tốt nên về được mức tham chiếu 7.800 đồng với 14,62 triệu đơn vị được khớp. Còn lại như đã đề cập đều giảm giá, trong đó ACB giảm 1,2%, VCG giảm 1,59%, PVS giảm 1,85%, CEO giảm 2,8%...

Trên sàn UPCoM, với đà giảm của các mã lớn như DVN, GEX, MSR, TIS, SDI nên UPCoM-Index nới rộng đà giảm trong phiên chiều, dù HVN đảo chiều tăng giá.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,71%), xuống 55,94 điểm với 3,76 triệu đơn vị được khớp, giá trị 48 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,43 triệu đơn vị, giá trị 94 tỷ đồng.

Có thanh khoản tốt nhất sàn UPCoM phiên hôm nay vẫn là VNP với 560.600 đơn vị và vẫn ở mức giá trần 6.500 đồng. Trong khi tân binh LTG nới rộng thê đà tăng, lên mức 58.500 đồng, tăng 6,36% với 350.000 đơn vị được khớp, đứng sa VNP, TOP và PFL.