-
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt
Diễn biến VN-Index phiên ngày 26/2 |
Trong phiên giao dịch sáng, dù lực bán diễn ra mạnh, nhưng chủ yếu ở các mã vừa và nhỏ, trong khi nhóm cổ phiếu lớn thu hút mạnh dòng tiền, giúp VN-Index bứt phá mạnh, lên vùng đỉnh cũ 1.130 điểm. Tuy nhiên, dường như đây đang là vùng kháng cự mạnh với chỉ số này, nên lực chốt lời ở các mã lớn sau đó gia tăng, khiến VN-Index thoái lui.
Trong phiên giao dịch chiều, chỉ số này một lần nữa muốn thử thách lại vùng đỉnh cũ, nhưng cũng giống phiên sáng, áp lực chốt lời gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu lớn, nhất là trong nhóm VN30, khiến VN-Index bị đẩy ngược lại khả mạnh, mất đi một nửa số điểm đã có trước đi khi đóng cửa phiên. Tuy nhiên, điểm tích cực là thanh khoản trong phiên hôm nay tăng khá tốt và mức giá đóng cửa của VN-Index đã vượt mức giá đóng cửa cao nhất của đợt tăng trước Tết.
Cũng có diễn biến tương tự, HNX-Index cũng nhích nhẹ trong nửa đầu phiên chiều, nhưng sau đó quay đầu điều chỉnh, thậm chí đóng cửa dưới tham chiếu khi áp lực chốt lời của nhóm HNX30 gia tăng mạnh, khiến 2/3 số mã trong nhóm này chìm trong sắc đỏ.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index tăng 11,68 điểm (+1,06%), lên 1.114,53 điểm với 112 mã tăng và 186 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 234,11 triệu đơn vị, giá trị 7.416,26 tỷ đồng, tăng 23,75% về lượng và 22,67% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 12,34 triệu đơn vị, giá trị 462,3 tỷ đồng.
HNX-Index giảm nhẹ 0,06 điểm (-0,05%), xuống 126,18 điểm với 70 mã tăng và 88 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 73,56 triệu đơn vị, giá trị 1.388,22 tỷ đồng, tăng 53,38% về khối lượng và 68,4% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,3 triệu đơn vị, giá trị 21,24 tỷ đồng.
Trên HOSE, áp lực bán diễn ra mạnh ở nhiều mã ngân hàng như STB, MBB, VPB, HDB, EIB khiến các mã này quay đầu đóng cửa trong sắc đỏ. Trong khi VCB, BID và CTG dù giữ được sắc xanh, nhưng đà tăng đã bị hãm lại rất nhiều.
Cụ thể, VCB chỉ còn tăng 0,7%, lên 71.900 đồng với 3,45 triệu đơn vị được khớp (có lúc VCB tăng hơn 4%). BID tăng 2,7%, lên 38.100 đồng với 3,5 triệu đơn vị được khớp, dù có lúc tăng 4,47%. CTG cũng chỉ còn tăng 0,99%, lên 30.700 đồng với 15,15 triệu đơn vị được khớp, đứng thứ 2 sau STB (có lúc CTG tăng 3,95%).
Trong khi đó, dù vẫn nhận được lực cầu khá tốt và vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất thị trường, nhưng áp lực cung cũng không nhỏ, khiến STB đóng cửa giảm 2,43%, xuống mức thấp nhất ngày 16.050 đồng với 19,2 triệu đơn vị được khớp.
Một mã khác quay đầu cũng ảnh hưởng lớn tới VN-Index là VNM khi đóng cửa giảm 0,99%, xuống mức thấp nhất ngày 200.000 đồng. Trong khi SAB lại lấy lại sắc xanh với mức tăng 1,13%, lên 242.700 đồng.
PLX dù mất sắc tím, nhưng cũng có mức tăng mạnh 6,76%, lên 88.500 đồng, trong khi GAS hạ nhiệt chỉ còn tăng 1,8%, lên 113.000 đồng.
Cặp đôi VIC và VRE duy trì đà tăng tốt với mức tăng lần lượt là 3,71%, lên 95.000 đồng và 6,59%, lên 55.000 đồng.
Cặp đôi cổ phiếu thép là HPG và HSG có sự trái chiều khi HPG tăng mạnh 4,55%, lên 64.400 đồng, trong khi HSG lại giảm 3,68%, xuống 24.900 đồng.
Các cổ phiếu nhỏ đa số đóng cửa trong sắc đỏ như FLC, HAG, SCR, HNG, AMD, QCG, FIT, TSC, DLG, HAI, KSH… Tuy nhiên, gây đột biến trong phiên chiều là KSA khi nhận lực cầu lớn, nên nhảy thẳng lên mức giá trần 940 đồng với 1,13 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần hơn nửa triệu đơn vị. Trong khi một mã tí hon khác là VHG không giữ được sắc tím khi đóng cửa ở mức 1.100 đồng, tăng 5,77% với 2,18 triệu đơn vị được khớp.
Trên HNX, tương tự HOSE, mã có thanh khoản tốt nhất sàn là SHB quay đầu đảo chiều và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. Cụ thể, SHB giảm 1,52%, xuống 13.000 đồng với 31 triệu đơn vị được khớp.
Trong khi đó, ACB chỉ còn tăng 1,34%, lên 45.300 đồng với 10 triệu đơn vị được khớp, PVS tăng 2,17%, lên 23.500 đồng với 8 triệu đơn vị được khớp. Còn lại các mã lớn khác như VCS, VGC, VCG, NTP, PVI đều đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ.
Tuy nhiên, trên sàn HNX phiên hôm nay ghi nhận khá nhiều sắc tím như VIG, VE9, VC7, PVV, DCS, ASA, KSD, LUT…
Trên UPCoM, lực bán cũng diễn ra mạnh ngay khi mở cửa phiên chiều, khiến chỉ số UPCoM-Index hạ độ cao nhanh. Tuy nhiên, về cuối phiên, nhờ sự trở lại của một số mã lớn, chỉ số này vẫn giữ được sắc xanh.
Cụ thể, chốt phiên đầu tuần mới, UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,31%), lên 59,74 điểm với 12 triệu đơn vị được khớp, giá trị 211,79 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,78 triệu đơn vị, giá trị 457,36 tỷ đồng, chú yếu là từ VCW với 2 triệu đơn vị, giá trị 439,48 tỷ đồng.
Cũng giống 2 đồng nghiệp trên 2 sàn niêm yết, mã ngân hàng LPB có thanh khoản tốt nhất sàn UPCoM với 3,49 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa mất sắc xanh, chỉ may mắn hơn STB và SHB là đứng ở tham chiếu 15.600 đồng.
Tương tự, 2 mã ngân hàng khác là VIB và KLB cũng quay về tham chiếu 30.600 đồng và 9.900 đồng. Trong khi BAB tăng 2,2%, lên 23.200 đồng.
DVN còn đảo chiều giảm 1,82%, xuống 21.600 đồng. May mắn cho UPCoM-Index là HVN, SDI, MSR, ACV, MCH, QNS còn giữ được sắc xanh.
-
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa