Một trong những yếu tố giúp VN-Index thăng hoa cả về điểm số lẫn thanh khoản là giao dịch rất tích cực của nhóm cổ phiếu vốn hóa. Bởi vậy, dễ hiểu khi nhóm cổ phiếu này suy yếu, VN-Index cũng giảm theo.
Trong phiên giao dịch sáng nay, áp lực chốt lời đã xuất hiện ngay khi mở cửa và tập trung tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong số 20 mã có vốn hóa lớn nhất sàn, sắc đỏ chiếm thế chủ đạo, còn trong TOP 10 thì cũng còn 1 mã tăng, VN-Index theo đó chủ yếu giao dịch dưới tham chiếu.
Bước vào phiên chiều, VN-Index tiếp tục lùi sâu khi áp lực bán gia tăng. Tuy nhiên, nhờ cầu bắt đáy hoạt động khá tích cực, nhất là tại các thời điểm VN-Index giảm mạnh, nên phần nào hạn chế bớt đà giảm của chỉ số.
Đóng cửa, với 132 mã tăng và 170 mã giảm, VN-Index giảm 7,37 điểm (-0,74%) xuống 987,06 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 251,65 triệu đơn vị, giá trị 5.176,6 tỷ đồng, tăng 10,5% về khối lượng, nhưng giảm 1% về giá trị so với phiên 25/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khá đáng kể với 41,86 triệu đơn vị, giá trị 1.035 tỷ đồng, đáng chú ý có thỏa thuận của 1,144 triệu cổ phiếu VNM, giá trị gần 169 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index phiên 26/2 |
Như đã nêu ở trên, áp lực chốt lời khiến trong 10 mã vốn hóa lớn nhất HOSE có tới 8 mã giảm điểm. VNM là mã tạo gánh nặng lớn nhất lên chỉ số khi giảm tới 3,6% về 146.100 đồng, thanh khoản không thực sự mạnh khi khớp hơn 0,8 triệu đơn vị. MSN và GAS cùng giảm 1,3% về tương ứng 90.000 đồng và 97.900 đồng, thanh khoản yếu.
VIC và VHM cũng chịu áp lực khá lớn, song nhờ sức cầu tốt nên VHM đã về được tham chiếu 92.000 đồng, còn VIC giảm không mạnh với mức giảm 0,7% về 115.500 đồng. VRE thậm chí vẫn tăng 1,8% lên 34.500 đồng. VHM khớp hơn 1 triệu đơn vị, VIC khớp gần 0,8 triệu đơn vị, VRE khớp 2,1 triệu đơn vị. "Họ" Vingroup chính là nhóm cổ phiếu đóng góp tích cực nhất vào đà tăng ấn tượng của VN-Index kể từ đầu tháng 2 đến nay.
Ngoài ra, các nhóm cổ phiếu dẫn dắt khác như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí... cũng đồng loạt giảm điểm, gây sức ép lên chỉ số. CTG là mã ngân hàng hiếm hoi còn tăng điểm nhẹ +0,2% lên 21.350 đồng và có thanh khoản cao nhất trong số các mã lớn với 6,55 triệu đơn vị được khớp.
Dòng tiền phiên này có dấu hiệu chuyển hướng khi có hơn phân nửa trong số 20 cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn là các cổ phiếu vừa và nhỏ. 3 mã AMD, FLC và HAG có lượng khớp nhiều nhất, lần lượt là 16,5 triệu, 15,9 triệu và 12,8 triệu đơn vị, trong đó AMD giảm 5,8% về 2.44 đồng, còn FLC tăng 1,3% lên 5.410 đồng và HAG tăng 2,9% lên 5.660 đồng.
Đáng chú ý, LCG và HVG cùng tăng trần lên 9.840 đồng và 6.070 đồng, thanh khoản mạnh khi khớp được 4,96 triệu và 2,95 triệu đơn vị. Với VHG, đây là phiên tăng trần thứ 2 liên tục. Ngược lại, VHG giảm sàn về 380 đồng, qua đó ngắt chuỗi tăng trần liên tiếp ở con số 4.
Trên sàn HNX, áp lực bán khiến sàn này rung lắc mạnh, nhất là trong phiên chiều khi phần lớn thời gian giao dịch trong sắc đỏ. Nhờ sức cầu tốt và nhiều mã lớn duy trì được đà tăng nên sàn này thoát hiểm vào phút chót.
Đóng cửa, với 67 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index tăng 0,05 điểm (+0,05%) lên 107,66 điểm. Tổng khối giao dịch lệnh đạt hơn 69 triệu đơn vị, giá trị 1.134 tỷ đồng, tăng 103% về giá trị và 127% về giá trị so với phiên 25/2.
Thanh khoản HNX tăng đột biến trong phiên này chủ yếu đế từ giao dịch thỏa thuận của 27,4 triệu cổ phiếu VGC giá trị hơn 548 tỷ đồng. Ngoài được thỏa thuận mạnh, VGC cũng là 1 trong 2 mã khớp lệnh cao nhất sàn, đạt 6,03 triệu đơn vị, đứng sau PVS với 6,6 triệu đơn vị. Tuy nhiên, PVS giảm 0,5% về 20.600 đồng, còn VGC tăng 4,4% lên 21.600 đồng.
Ngoài VGC, nhiều mã lớn khác cũng tăng mạnh để nâng đỡ chỉ số như VCS +4% lên 66.500 đồng, VCG +1,8% lên 27.900 đồng, DGC +2,1% lên 43.900 đồng..., trong đó VCG khớp lệnh 1,14 triệu đơn vị.
ACB giảm 0,7% về 30.800 để cùng PVS, NTP, NVB, CEO... gây sức cản lớn cho HNX-Index. ACB khớp 2,27 triệu đơn vị.
SHB, PVI, PHP, DL1... đứng giá tham chiếu, trong đó SHB khớp 4,58 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, các mã PVX, SPI, NHP, VGS, DCS, FID... cùng tăng trần, trong đó PVX khớp 1,17 triệu đơn vị. Ngược lại, các mã BII, KVC, DST, PVV... giảm sàn, thanh khoản không cao.
HUT và MPT cũng nằm trong nhóm thanh khoản cao khi cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị, nhưng không mã nào tăng.
Trên UPCoM, sàn này mất điểm khá đáng tiếc trong những phút cuối phiên khi một số mã lớn không giữ được đà tăng, cho dù số mã tăng nhỉnh hơn mã giảm và thanh khoản cải thiện.
Đóng cửa, với 86 mã tăng và 73 mã giảm, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%) về 55,58 điểm. Tổng khối lượn giao dịch đạt 10,2 triệu đơn vị, giá trị 248 tỷ đồng, tăng 14,5% về giá trị và 34% về giá trị so với phiên 25/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn gần 17 tỷ đồng.
BSR và VEA là 2 mã có thanh khoản cao nhất sàn với lượng khớp lần lượt là 1,433 triệu và 1 triệu đơn vị. BSR giảm 2,1% về 13.900 đồng, còn VEA tăng 3,3% lên 50.400 đồng. Đây là phiên có thanh khoản tăng vọt thứ 2 kể từ đầu năm của mã này (ngày 12/2, VEA khớp lệnh 1,2 triệu đơn vị).
Khá nhiều mã lớn giảm điểm như LPB, HVN, OIL, VIB, VGI, GEG, QNS..., trong khi số mã lớn tăng hạn chế hơn là MCH, MPC, VGT...