
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
Trong cuối phiên giao dịch sáng, cả 2 sàn được kéo lên mức cao nhất phiên khi đóng cửa. Trong khi trên HOSE các mã lớn như VCB, GAS, MSN, VIC, BID, CTG, HPG, HAG, đặc biệt là VCB được được kéo tăng để đưa VN-Index lên sát mốc 600 điểm, thì trên HNX, ACB được sử dụng để giúp HNX-Index đảo chiều tăng điểm.
Bước vào phiên giao dịch chiều, sắc xanh trên 2 sàn tiếp tục được duy trì trong nửa đầu phiên để kích lực lực cầu bắt đáy gia nhập thị trường, trước khi lực bán được tung mạnh đẩy cả 2 sàn lao mạnh. Tuy nhiên, trong khi VN-Index may mắn giữ được sắc xanh nhạt nhờ VCB, VIC, MSN, BVH, DPM, HPG, HAG, thì HNX-Index chấp nhận đóng cửa trong sắc đỏ khi ACB quay đầu giảm giá.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6, VN-Index tăng 1,3 điểm (+0,22%), lên 593,05 điểm với 86 mã tăng và 135 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 156,14 triệu đơn vị, giá trị 2.634,91 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,88 triệu đơn vị, giá trị 297,86 tỷ đồng.
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên 30/6 |
HNX-Index giảm 0,55 điểm (-0,64%), xuống 84,94 điểm với 89 mã tăng và 113 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 59,48 triệu đơn vị, giá trị 709,34 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,1 triệu đơn vị, giá trị 66,65 tỷ đồng.
![]() |
Diễn biến HNX-Index phiên 30/6 |
Như vậy, trong tháng 6, VN-Index tăng 4,12%, HNX-Index tăng 2,05%. Còn tính trong quý II, VN-Index tăng 7,61%, HNX-Index tăng 3,25%. Nếu tính nửa đầu năm nay, VN-Index tăng 8,69% và HNX-Index tăng 2,36%.
Sắc xanh trong nhóm cổ phiếu lớn thưa dần, chỉ còn xuất hiện ở VCB, MSN, VIC, BVH, DPM, HPG, HAG, trong khi các mã khác ngay khi vừa chớm xanh theo xu hướng chung của thị trường nửa cuối phiên sáng và nửa đầu phiên chiều đều đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ khi chịu lực bán mạnh vào nửa cuối phiên chiều, ngoài trừ HAI vẫn duy trì được sắc tím vững chắc với hơn 5,55 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần gần 2,5 triệu đơn vị.
Chốt phiên, VCB tăng 3,83%, lên 48.800 đồng, VIC chỉ còn tăng 1,87%, lên 43.500 đồng, so với mức tăng hơn 2,5% của phiên sáng. MSN tăng 1,25%, lên mức cao nhất ngày 81.000 đồng, BVH cũng có mức tăng mạnh 4,06%, lên 41.000 đồng…
Trong khi đó, FLC sau nỗ lực đảo chiều đã bị đẩy ngược trở lại, đóng cửa giảm 2,27%, xuống 8.600 đồng với 14,57 triệu đơn vị.
OGC vẫn may mắn giữ được mức tham chiếu 2.700 đồng với hơn 9 triệu đơn vị được khớp, trong đó sau khi mua vào gần 1,3 triệu đơn vị trong phiên sáng, khối ngoại đã đứng ngoài để nhường lại sân khấu cho các nhà đầu tư nội tại mã này.
Sóng chứng khoán cũng nhanh chóng chấm dứt trong phiên hôm nay sau 2 phiên tăng mạnh trước đó nhờ hưởng lợi từ thông tin nới room. Trong đó, SSI giảm hơn 2%, xuống 24.300 đồng với hơn 3,8 triệu đơn vị được khớp, HCM giảm hơn 2,1%, xuống 37.000 đồng với hơn 1,3 triệu đơn vị được khớp.
JVC dĩ nhiên không có chuyển biến gì khi bên mua chỉ mua vào nhỏ giọt, trong khi lượng bán sàn vẫn chất đống. Cùng chung cảnh ngộ như JVC còn có 2 mã khoáng sản là KSS, KTB.
Kết quả của đợt kéo xả hôm nay còn khiến một số mã nữa rơi xuống mức sàn như HHS xuống 23.600 đồng với hơn 4 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn, SHI cũng giảm sàn xuống 11.900 đồng với hơn 1 triệu đơn vị được khớp và cũng còn dư bán sàn. Một số mã khác có thể kể đến như AGR, AMD, BGM, GTT, NVT, PTL.
Trên HNX, ngoại trừ ASA, BAM duy trì được mức trần khá tốt, KVC dù không giữ được sắc tím, nhưng cũng có mức tăng tốt (8,6%), các mã còn lại đa số đóng cửa thấp hơn mức giá buổi sáng. Trong đó, KLF được khớp mạnh nhất với 6,71 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 6.900 đồng, trong khi FIT thậm chí còn đóng cửa giảm 1,54%, xuống mức thấp nhất ngày 12.800 đồng với 4,37 triệu đơn vị được khớp.
Trong khi đó, SHN lại tích cực hơn khi đã thoát được mức sàn, thậm chí nhờ lực mua khá tốt trong đợt ATC, mã này đóng cửa chỉ còn giảm 5%, xuống 13.300 đồng với 2,15 triệu đơn vị được khớp.
Nhóm chứng khoán trên sàn này giảm khá mạnh, trong đó VIX giảm 6,67%, xuống 11.200 đồng, VND giảm 5,41%, xuống 14.000 đồng, SHS giảm 5,81%, xuống 8.100 đồng…
Trong nhóm vốn hóa lớn, ACB quay đầu giảm 1,44%, xuống 20.500 đồng, PVS và PVC giảm 0,73%, xuống 26.900 đồng và 27.100 đồng…

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower