Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 30/7: MSN rơi, VN-Index giảm
Thanh Thuý - 30/07/2014 17:02
 
Phiên giao dịch chiều hôm nay (30/7) không có gì đột biến so với phiên sáng, áp lực xả hàng tiếp tục gia tăng khiến VN-Index bị kéo giảm gần 3 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì trạng thái chậm, ngoại trừ giao dịch thỏa thuận gần 6,85 triệu cổ phiếu VIC.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Phiên 29/7: Dòng tiền bắt đáy lộ diện
VN-Index 600 điểm: Phân tích kỹ thuật “bó tay”
Cần cảnh giác cả với “tin tốt”
Chờ lời hứa biến thành hành động
Khối ngoại và tự doanh “vờn” cổ phiếu bluechip

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,91 điểm (-0,49%) xuống 589,33 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 81 triệu đơn vị, trị giá 1.679,4 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có đóng góp tích cực khi chuyển nhượng hơn 7,88 triệu đơn vị với tổng giá trị 537,32 tỷ đồng. Đáng chú ý VIC thỏa thuận gần 6,85 triệu đơn vị ở mức giá 70.600 đồng/CP với tổng giá trị lên đến 483,44 tỷ đồng.

  VN-Index 30/7/2014  
  VN-Index ngày 30/7  

Trên sàn HNX, HNX-Index quay về mốc tham chiếu 78,28 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 26,48 triệu đơn vị với tổng giá trị 322,11 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 1 triệu đơn vị, trị giá 9,81 tỷ đồng.

  HNX-Index 30/7/2014  
  HNX-Index ngày 30/7  

Nhóm cổ phiếu VN30 giảm điểm khá mạnh với 18 mã giảm, 7 mã tăng và 5 mã đứng giá, đóng cửa VN30-Index giảm 4,51 điểm (-0,71%) xuống 629,07 điểm. Trong khi HNX30-Index tăng nhẹ là nguyên nhân giúp HNX-Index lấy lại mốc tham chiếu. Với 11 mã tăng, 11 mã giảm và 7 mã đứng giá, HNX30-Index tăng 0,04 điểm (+0,03%) lên 155,61 điểm.

Trong nhóm VN30, nhiều cổ phiếu lớn giảm điểm như MSN, VNM, BVH, DPM... trong đó, MSN giảm 2.500 đồng (-2,82%) xuống 88.500 đồng/CP là nguyên nhân chính kéo VN-Index đi xuống.

Thông tin kết quả kinh doanh quý II/2014 tích cực cùng với dự kiến mở bán sản phẩm 2 dự án FLC Garden City và FLC Complex 36 Phạm Hùng trong khoảng cuối năm nay giúp FLC bay cao hơn. Ngay khi bước sang phiên giao dịch chiều, FLC đã thiết lập sắc tím.

Tuy nhiên, đúng như câu hỏi mà chúng tôi đặt ra trong bản tin cuối phiên sáng, liệu FLC có tiếp tục tạo dấu ấn khi lực cung quá mạnh? Mức giá trần của FLC chỉ tạo lập được thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng bị dập tắt khi lượng cung dồn về và lực cầu không còn mãnh liệt. 

Đóng cửa, FLC tăng 400 đồng (+3,1%) lên 12.900 đồng/CP và chuyển nhượng thêm gần 7 triệu đơn vị so với phiên sáng, nâng tổng khối lượng khớp lệnh của FLC lên khá khủng đạt 24,2 triệu đơn vị, giá trị giao dịch khoảng 280 tỷ đồng.

Chỉ 1 mã nhưng thường xuyên đóng góp trên 10% giá trị giao dịch của HOSE, đây là tín hiệu kỳ lạ nhưng chắc khó mà vui!

Bên cạnh FLC, trong phiên chiều còn có sự tỏa sáng của SAM. Lực cầu nội và ngoại nhanh chóng đẩy SAM từ mốc tham chiếu lên thẳng trần. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ở mức trần khá lớn khiến SAM đóng cửa tăng 600 đồng lên 10.600 đồng/CP (dưới mức trần một bước giá). 

Thanh khoản của SAM khá tích cực với hơn 5,1 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 1,29 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn sàn HOSE.

Thông tin HĐQT xin ý kiến cổ đông trả cổ tức khủng 50% đã giúp MPC duy trì được sắc tím trong 5 phiên liên tiếp với mức tăng khá kỷ lục từ 38.000 đồng/CP (phiên 24/7) lên 53.500 đồng/CP (phiên 30/7). Chốt phiên hôm nay MPC, tăng 3.500 đồng (+7%) lên 53.500 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 13.220 đơn vị và dư mua trần gần 4.000 đơn vị.

Trong khi đó, MWG tiếp tục duy trì trạng thái đứng giá hoặc giảm điểm. Đóng cửa, MWG đứng giá 107.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 16.160 đơn vị.

Thông tin xấu tiếp tục khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng suy giảm. Ngoại trừ BID và SHB tăng điểm, các cổ phiếu còn lại EIB, MBB, VCB, STB, CTG… đều giao dịch trong sắc đỏ.

Trên sàn HNX, dòng tiền ít ỏi vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu bluechip. Trong đó, KLF, PVX và SCR cùng khớp hơn 2 triệu đơn vị, còn lại 4 mã khác là FIT, PVS, SHB, KLS cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị. Các cổ phiếu này hầu hết chỉ đứng giá tham chiếu hoặc giảm điểm, ngoại trừ SHB có được sắc xanh nhạt với mức tăng 100 đồng/CP.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư