Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Phiên 4/12: Cổ phiếu dầu khí hãm đà giảm thị trường
Lực đỡ chủ yếu cho thị trường trong phiên chiều nay (4/12) đến từ nhóm dầu khí, khi các mã như PVD, PVS, PVC, PVB… đều tăng khá tốt, trong đó HNX-Index được hưởng lợi nhiều nhất từ nhóm này.

Đúng là VN-Index đã bật trở lại khi chạm mốc hỗ trợ mạnh 570 điểm. Tuy nhiên, việc dòng tiền quá eo hẹp khiến lực đẩy của thị trường không đủ sức để giúp chỉ số này có được sắc xanh trong phiên cuối tuần.

Cũng giống như phiên sáng, thị trường trong phiên giao dịch chiều tiếp tục giao dịch hết sức trầm lắng khi bên nắm giữ tiền mặt nhất định đứng ngoài, trong khi lực cung giá thấp cũng dường như đã cạn kiệt.

Tuy nhiên, do mốc 570 điểm là mốc hỗ trợ mạnh hiện nay của thị trường, nên VN-Index đã phục hồi trở lại khi xuống ngưỡng hỗ trợ này.

Dù vậy, dòng tiền không đủ mạnh để tạo động lực cho VN-Index bứt hẳn lên, mà chỉ đủ sức hãm bớt đà giảm của chỉ số này trong phiên giao dịch cuối tuần. Trong khi may mắn hơn, HNX-Index đã đảo chiều thành công.

Sự thận trọng của cả bên bán và bên mua khiến thanh khoản phiên cuối tuần sụt giảm với tổng giá trị giao dịch trên cả 2 sàn chỉ gần 1.700 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 4/12, VN-Index giảm 2,76 điểm (-0,48%) xuống 571,62 điểm với 127 mã giảm và 77 mã tăng. Chỉ số VN30-Index giảm 2,27 điểm (-0,39%) về 582,96 điểm với 19 mã giảm và 6 mã tăng. Tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 87,33 triệu đơn vị, giá trị 1.319 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,6 triệu đơn vị, giá trị 72,64 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 4/12
Diễn biến VN-Index phiên 4/12

Còn với 79 mã tăng và 95 mã giảm, HNX-Index đã tăng 0,06 điểm (+0,08%) lên 80,14 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,27 điểm (+0,19%) lên 144,56 điểm với 7 mã tăng và 12 mã giảm. Tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 37,16 triệu đơn vị, giá trị 361,82 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,5 triệu đơn vị, giá trị 46,48 tỷ đồng.

Diễn biến HNX-Index phiên 4/12
Diễn biến HNX-Index phiên 4/12

Đa phần các mã lớn khác như VCB, STB, BID, CTG, BVH, HSG, HPG (HOSE)…, hay NTP, PGS, PLC, BVS, CEO, DBC (HNX)… tiếp tục giảm điểm trong phiên chiều nay, tuy không mạnh nhưng vẫn đủ để kìm hãm thị trường.

Trong đó, FPT giảm 600 đồng xuống 47.900 đồng/CP. NTP giảm 400 đồng xuống 60.000 đồng/CP. VIC, BID, BVH, DBC, NTP cũng đều giảm khá mạnh 500-600 đồng… HAG giảm 100 đồng xuống 12.200 đồng/CP và khớp 2,1 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, lực cầu trở lại giúp nhiều lớn như GAS, VNM, KDC, PVT, HVG (HOSE) hay VCG, SHS, SBH, ACB, PVG, SCR… (HNX) giữ được mốc tham chiếu. SHB và SCR khớp lần lượt 2,4 và 2,1 triệu đơn vị.

Còn các mã như SSI, DPM, MSN, NT2 (HOSE)… hay LAS, AAA, VND (HNX)… đều đồng loạt tăng điểm. MSN tăng 500 đồng lên 72.000 đồng/CP. DPM tăng 600 đồng lên 31.600 đồng/CP. LAS tăng mạnh 1.100 đồng lên 30.500 đồng/CP. SSI tăng 300 đồng lên 23.400 đồng/CP và khớp hơn 2,5 triệu đơn vị.

Nhưng lực đỡ chủ yếu cho thị trường trong phiên chiều nay lại đến từ nhóm dầu khí, khi các mã như PVD, PVS, PVC, PVB… đều tăng khá tốt, trong đó HNX-Index được hưởng lợi nhiều nhất từ nhóm này. Sự tích cực của cổ phiếu dầu khí có thể đến từ việc giá dầu thế giới có hy vọng duy trì được sự hồi phục khi lượng cung dầu dự kiến sẽ được cắt giảm.

Giao dịch vẫn tập trung chủ yếu tại một số mã vừa và nhỏ có tính đầu cơ cao như FLC, ITA, OGC (HOSE)… hay TIG, KLF , KVC (HNX)….

Đáng chú ý, OGC được kéo tăng trần lên 3.900 đồng/CP và khớp hơn 8,9 triệu đơn vị, mạnh nhất HOSE. Trong khi TIG dẫn đầu sàn HNX với 3,2 triệu đơn vị được khớp và tăng 100 đồng lên 11.600 đồng/CP.

Còn lại, FLC khớp 6,8 triệu đơn vị, giảm 100 đồng về 8.100 đồng/CP.

HQC phiên hôm nay bật tăng mạnh 300 đồng lên 6.700 đồng/CP và khớp lệnh gần 3,9 triệu đơn vị. Trong khi KSQ đã thoát mức sàn, chỉ còn giảm 100 đồng về 4.900 đồng/CP và khớp 2,1 triệu đơn vị.

Cổ phần hóa Vinapharm, Nhà nước giữ 65% vốn điều lệ
Trong số 237.000.000 cổ phần phát hành lần đầu(10.000 đồng/cổ phiếu), Nhà nước nắm giữ 154.050.000 cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư