Bước vào phiên chiều, đã có những nỗ lực kéo chỉ số leo trở lại, song sức cầu đã suy yếu đáng kể so với phiên sáng. Cùng với đo, áp lực bán cũng gia tăng mạnh, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu trụ, khiến nhiều mã quay đầu giảm điểm, kéo VN-Index bổ nhào qua mốc tham chiếu.
Đã có những nỗ lực để có níu lại sắc xanh cho chỉ số, song đó là chưa đủ khi diễn biến của cổ phiếu lớn đã xấu đi nhiều. Điểm tích cực là lực cầu đã có sự cải thiện tích cực trong phiên này, giúp thanh khoản tăng mạnh.
Đóng cửa phiên giao dịch 5/10, với 128 mã tăng và 141 mã giảm, VN-Index giảm 0,43 điểm (-0,05%) về 805,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 148,42 triệu đơn vị, giá trị 3.380,16 tỷ đồng, tăng 25,33% về lượng và 36,78% về giá trị so với phiên 4/10. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,2 triệu đơn vị, giá trị 382,87 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index phiên 5/10 |
Việc áp lực bán gia tăng khiến nhiều mã trong rổ VN30, cũng như vốn hóa lớn giảm điểm. Điển hình là VCB khi “đầu tàu” này quay đầu giảm 0,3% về 38.700 đồng/CP, cho dù trước đó đã tăng tới 40.000 đồng/CP. Dù vậy, VCB lại mã có giao dịch sôi động nhất trong rổ, với lượng khớp lên tới 5,67 triệu đơn vị, mức cao nhất kể từ ngày 19/9/2016 (đạt 7,26 triệu đơn vị).
Tương tự là BID, MBB và STB. MBB khớp 4,2 triệu đơn vị.
Ngoài ra, HPG và GAS cũng giảm mạnh. HPG giảm 1,6% về 39.000 đồng/CP, khớp lệnh 5,34 triệu đơn vị. GAS giảm 2,2% về 68.000 đồng/CP. Các mã dầu khí hay thép khác cũng giao dịch không tích cực.
Đáng chú ý, dù bị khối ngoại xả ròng tới hơn 7,66 triệu đơn vị, song nhờ cầu nội tích cực với 6,68 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, nên CII duy trì mức tăng mạnh 4,3% lên 32.550 đồng/CP. Đây cũng là mức khớp lệnh cao nhất của CII kể từ ngày 7/4/2016 (đạt 7,29 triệu đơn vị).
Cùng với đó, các mã MSN, VIC, PXL, VNM, NT2 và ROS cũng giữ được đà tăng tốt, giúp VN-Index không giảm sâu. Trong đó, ROS có phiên tăng thứ 6 liên tiếp lên 110.000 đồng/CP, khớp lệnh 1,33 triệu đơn vị.
Những người anh em FLC, FIT, AMD, HAI hay HQC, ITA, GTN, HAR, DLG… cũng đều giao dịch tích cực. AMD và HAI thậm chí còn tăng trần lên 11.050 đồng/CP và 8.090 đồng/CP. AMD khớp 1,77 triệu đơn vị và dư mua trần 2,02 triệu đơn vị. AMD khớp 2,298 triệu đơn vị và dư mua trần 2,32 triệu đơn vị.
Trong khi đó, nhiều mã thị trường khác như OGC, SCR, ASM, DXG, HAG, KSA… lại giảm điểm. OGC dẫn đầu thanh khoản HOSE với chỉ 8,4 triệu đơn vị được khớp. Tiếp theo là FLC và FIT với lượng khớp 7,4 triệu và 7,3 triệu đơn vị.