-
VN-Index tăng hơn 5 điểm phiên đầu tuần, vượt 1.260 điểm -
Góc nhìn TTCK tuần cuối năm 2024: Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm -
Hậu non-prefunding, VCI báo cáo một nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT không thanh toán -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm
Cổ phiếu ngân hàng được hỗ trợ bởi kỳ vọng xử lý nợ xấu |
Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố quyết định đến giá của cổ phiếu, bao gồm tác động bên ngoài như chênh lệch cung cầu, bối cảnh thị trường và đặc biệt là các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Một minh chứng là diễn biến của cổ phiếu VPB thời gian qua khi được giới đầu tư mua gom rất mạnh, có lúc lên tới 37.000 - 38.000 đồng/cổ phiếu, gấp 3 lần so với thời điểm đầu năm.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, 3 yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của VPBank trong thời gian qua là đó là: thứ nhất, xác định chính xác mục tiêu, kiên trì và tập trung vào mục tiêu đã định; thứ hai, đội ngũ có sự đồng lòng; thứ ba, kết hợp tốt nhất trên thị trường.
“7 năm trước, chúng tôi đã xác định con đường của VPBank là bán lẻ, phục vụ số đông, trong đó có cả những thành phần chưa hoặc ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng”, ông Vinh nói. Cho tới nay, chiến lược này đang phát huy hiệu quả khá tích cực.
Sau hiện tượng VPBank lên sàn, một tân binh chuẩn bị xuất hiện trên thị trường được dự báo sẽ góp phần không nhỏ đến sự hấp dẫn của nhóm cổ phiếu “vua” là LienVietPostBank, dự kiến sẽ giao dịch trên UPCoM ngày 5/10 với mã chứng khoán LPB. Giá tham chiếu trong ngày đầu tiên giao dịch là 14.800 đồng/cổ phiếu.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán VNDirect, cuối năm 2016, LienVietPostBank đứng thứ 13/35 ngân hàng thương mại Việt Nam về quy mô tổng tài sản. Đáng chú ý, với tốc độ tăng trưởng mạnh trở lại về lợi nhuận trong năm 2016 và các quý đầu năm 2017, LienVietPostBank đã vươn lên đứng thứ ba khối ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn chi phối của Nhà nước về các chỉ số sinh lời (ROA, ROE), chỉ đứng sau VPBank và Techcombank.
Chưa kể, đây là một trong số ít ngân hàng có tỷ lệ lãi biên (NIM) cải thiện rõ rệt: năm 2014 là 2,9%, 2015 là 3,1%, 2016 là 3,5%. Biểu lãi suất huy động của LienVietPostBank thuộc các mức thấp nhất thị trường do thanh khoản dồi dào (tỷ lệ cho vay so với huy động - LDR - thấp với khoảng 72% cuối năm 2016) nhờ lợi thế thu hút nguồn vốn giá rẻ.
Tuy vậy, khi nói về sự kiện đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM, TS. Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank chỉ nhấn mạnh, điểm chính trong kế hoạch này là việc LienVietPostBank sẽ tiến tới là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên mà từ lãnh đạo tới nhân viên, ai cũng đều sở hữu cổ phần của Ngân hàng.
Chính sách này, ông Hưởng cho biết thêm, nhằm tạo điều kiện để tất cả mỗi thành viên trong hệ thống đều có trách nhiệm với “nồi cơm chung” là uy tín, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có ý thức bảo vệ thương hiệu LienVietPostBank.
“Nếu tất cả đều là cổ đông thì hoạt động của Ngân hàng chính là trách nhiệm và lợi ích sát sườn của từng người. Ngay sau khi đưa cổ phiếu LPB lên đăng ký giao dịch trên UPCoM, chúng tôi sẽ triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ qua phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu và đặc biệt là cho cán bộ nhân viên”, ông Hưởng nói.
Thực tế, trong những tháng đầu năm 2017, tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng đạt bình quân khoảng 35,2% và có những cổ phiếu còn đạt mức tăng trưởng cao hơn như NVB. Các mã SHB, ACB, MBB, STB đạt mức tăng trưởng trên 40%. Bên cạnh việc được hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong nửa đầu năm 2017, cổ phiếu ngân hàng còn được hỗ trợ bởi kỳ vọng xử lý nợ xấu.
Nghị quyết số 42/2017/QH14, chính thức có hiệu lực từ 15/08/2017, cùng Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 đang giúp việc giải quyết nợ xấu theo nhiều cách, mang lại hiệu quả cao.
Ông Hưởng cho biết, tính đến cuối quý II/2017, tỷ lệ nợ xấu tại LienVietPostBank được kiểm soát ở mức thấp khoảng 1,3%. Tuy nhiên, nếu tính thêm phần nợ xấu đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu là gần 2,6%.
Dư nợ đã bán cho VAMC qua các năm giai đoạn 2013 - 1025 của LienVietPostBank lần lượt là 358 tỷ đồng, 1.233 tỷ đồng và 1.334 tỷ đồng. Từ năm 2016, Ngân hàng không thực hiện thêm việc bán nợ cho VAMC. Với dư nợ xấu đã bán này, LienVietPostBank đặt kế hoạch sẽ xử lý xong toàn bộ lượng nợ xấu đã bán cho VAMC trong năm 2018.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng cao trong năm 2017. Với mức tăng trưởng tín dụng lên đến trên 20%, đồng nghĩa với thu nhập lãi thuần của các ngân hàng cũng sẽ tăng trưởng mạnh, khi mà cơ cấu lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng vẫn đến từ hoạt động tín dụng (>80%).
Trao đổi với Phóng viên, ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank nhận định: “Hệ thống ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2017”. Đây sẽ là yếu tố nội tại duy trì và hỗ trợ sức nóng của cổ phiếu vua.
-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán