
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên ngày 6/7 |
Trong phiên giao dịch sáng, sau khi bị đẩy xuống sát ngưỡng 855 điểm, lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, giúp VN-Index đảo chiều ngoạn mục, đóng cửa trong sắc xanh với mức cao nhấ phiên.
Trong phiên chiều, lực cầu vào dòng cổ phiếu vua tiếp tục gia tăng, kéo hàng loạt mã lên mức trần, giúp VN-Index bứt mạnh ngay khi bước vào phiên chiều, vượt qua ngưỡng 920 điểm. Dù có thời điểm rung lắc do áp lực bán gia tăng, nhưng chỉ số này nhanh chóng lấy lại mốc 920 điểm khi lực cầu hoạt động tích cực.
Tuy nhiên, trong những phút cuối phiên, với việc “gia đình nhà Vin” yếu đà đã khiến VN-Index hụt mất mốc 920 điểm.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch cuối tuần mới, VN-Index giảm 18,11 điểm (+2,01%), lên 917,51 điểm với 208 mã tăng, trong khi chỉ có 85 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 159,16 triệu đơn vị, giá trị 3.706,21 tỷ đồng, tăng 11,3% về khối lượng và tương đương về giá trị so với phiên trước đó. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,53 triệu đơn vị, giá trị 482,3 tỷ đồng.
Trên bảng điện tử, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán khởi sắc với hàng loạt sắc tím tại CTG, STB, MBB, BID, VPB, HCM, VND. Trong đó, STB là mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 8,47 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa ở mức 10.400 đồng, CTG khớp 7,48 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 21.900 đồng, MBB khớp 5,4 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 20.250 đồng, BID khớp 5,17 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 23.100 đồng, VPB khớp gần 4 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 26.960 đồng.
Các mã khác dù không có sắc tím, nhưng cũng tăng mạnh, như HDB tăng 6,71%, lên 35.000 đồng, chỉ cách mức trần “1 bước chân” với 3,14 triệu đơn vị được khớp. VCB tăng 5,77%, lên 55.000 đồng với 3,44 triệu đơn vị được khớp. TCB tăng 2,31%, lên 28.800 đồng, TPB tăng 5,53%, lên 26.700 đồng, SSI tăng 6,52%, lên 28.600 đồng với 7,57 triệu đơn vị được khớp, có lúc đã lên trần 28.700 đồng…
Ngoài nhóm ngân hàng, chứng khoán, một số mã khác cũng tăng trần hôm nay như GAS tăng lên 79.100 đồng, DAH lên 6.190 đồng, LDG lên 10.800 đồng…
Tuy nhiên, như đã đề cập, đà tăng của thị trường bị hãm lại do 3 mã “họ nhà Vin” giảm giá. Trong đó, VHM giảm 1,32%, xuống 112.500 đồng, VIC giảm 0,28%, xuống 106.200 đồng và VRE giảm 3,05%, xuống 36.500 đồng. Ngoài ra, thị trường còn bị ảnh hưởng bởi đà giảm của BHN (-6,78%, xuống 75.600 đồng), EIB (-1,41%, xuống 14.000 đồng), DHG (-1,14%, xuống 104.000 đồng).
Tân binh YEG bất ngờ thoát mức sàn 224.200 đồng trong tích cực khi đóng cửa ở mức 225.00 đồng, giảm 6,64% dù bên mua trống trơn.
Không chỉ trên HOSE, nhóm ngân hàng trên HNX cũng khởi sắc khi ACB và SHB tăng trần lên 32.800 đồng và 7.800 đồng. Đây cũng là 2 mã có thanh khoản tốt nhất sàn HNX với SHB khớp 11 triệu đơn vị và ACB khớp 7,85 triệu đơn vị.
Sự khởi sắc của ACB và SHB giúp HNX-Index tăng mạnh hơn nhiều so với VN-Index trong phiên hôm nay và vượt mốc 100 điểm.
Cụ thể, chốt phiên, HNX-Index tăng 4,31 điểm (+4,47%), lên 100,7 điểm với 74 mã tăng và 60 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,62 triệu đơn vị, giá trị 636,25 tỷ đồng, tăng 21,75% về khối lượng và 24% về giá trị so với phiên trước đó. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,8 triệu đơn vị, giá trị 51,3 tỷ đồng.
Ngoài 2 mã ngân hàng trên, nhiều mã bluechips khác trên sàn HNX cũng tăng tốt như PVS tăng 4,61%, lên 15.900 đồng với 2,75 triệu đơn vị được khớp, CEO tăng 3,45%, lên 12.000 đồng, MBS tăng 8,22%, lên 15.800 đồng, DBC tăng 6,82%, lên 23.500 đồng, LAS tăng 6,36%, lên 11.700 đồng, HUT tăng 4%, lên 5.200 đồng, PVI tăng 1,79%, lên 28.500 đồng, VCG tăng 1,26%, lên 16.100 đồng…
Trong khi đó, VCS lại giảm 1,07%, xuống 83.100 đồng, PLC giảm 1,9%, xuống 15.500 đồng, TTP giảm 3,72%, xuống 23.300 đồng, DNP giảm 5,33%, xuống 16.000 đồng…
Tương tự, UPCoM-Index cũng lấy lại được sắc xanh trong phiên chiều với sự hỗ trợ của LPB, BSR, HVN, OIL, VIB, MSR, DVN…Trong đó, LPB tăng 3,96%, lên 10.500 đồng với 1,44 triệu đơn vị được khớp, đứng sau POW về thanh khoản.
Tuy nhiên, POW lại đóng cửa giảm 1,67%, xuống 11.800 đồng với 1,87 triệu đơn vị được khớp.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,8%), lên 49,65 điểm với 68 mã tăng và 71 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 8,39 triệu đơn vị, giá trị 116 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4 triệu đơn vị, giá trị 148,5 tỷ đồng.

-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)